Louis Menand – Về dòng sách tự trợ (self-help)

Louis Menand

Về dòng sách tự trợ (self-help)

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Cách thành công trong công việc và trong gia đình.

Liệu việc trở thành một người làm việc năng suất cao hơn có khiến bạn trở thành một con người tốt hơn? (Hình: Richard Mcguire)

Liệu việc trở thành một người làm việc năng suất cao hơn có khiến bạn trở thành một con người tốt hơn?
(Hình: Richard Mcguire)

“Smarter Faster Better: The Secrets of Being Productive in Life and Business” (Random House) là cuốn sách tiếp theo một tác phẩm đắt hàng của ông, “The Power of Habit: Why We Do What We Do in Life and Business”, được xuất bản năm 2012. Cuốn sách mới này, giống cuốn trước, có một định dạng quen thuộc trong lĩnh vực phi hư cấu đương thời: nhiều câu chuyện tiêu biểu được sáp nhập với một chút kiến thức về khoa học xã hội và khoa học nhận thức (cognitive science). Mục đích của những câu chuyện này là để tạo ra những câu chuyện thú vị làm lay động người đọc; mục đích của phần khoa học là để trợ giúp tác giả chọn ra một đặc điểm tái dụng được của những câu chuyện đó để độc giả có thể phỏng theo.

Điều gì khiến cho viên phi công hạ cánh được chiếc phi cơ bị hư hại trầm trọng? Làm thế nào một kẻ bỏ học đại học với chứng rối loạn âu lo (anxiety disorder) lại trở thành quán quân bài poker? Điều gì khiến cho “West Wide Story” và “Frozen” của Disney trở thành thứ hút khách? Hoá ra, toàn bộ điều cần làm chính là thao tác tinh chỉnh then chốt đối với guồng vận hành trí óc thường tình hoặc đối với động lực quần thể (group dynamics). Các “mô hình tinh thần” giúp cho viên phi công hạ cánh chiếc phi cơ ấy. “Lối tư duy kiểu Bayes” làm cho một gã khốn cùng thoát thai thành người thắng cuộc trong môn đánh bài. Một “tay môi giới sáng ý (innovation broker)” đã chỉnh lí “West Side Story”, và “Frozen” trở thành bộ phim hoạt hình có tổng doanh thu cao nhất mọi thời nhờ vào một nguyên lí được biết với tên “can nhiễu trung độ (intermediate disturbance)”. Continue reading