The Routledge Dictionary of Politics – Dân chủ (democracy)

Dân chủ là khái niệm chính trị được xem trọng nhất và có lẽ cũng mơ hồ nhất trong thế giới hiện đại. Các hệ thống chính trị đa dạng như Mĩ, nhiều nhà nước độc đảng tại châu Phi và các nhà nước cộng sản đều tự miêu tả bản thân như là nền dân chủ. Thực vậy, đây là đặc tính cho sự mơ hồ mà khi hội nghị UNESCO bàn về dân chủ được tổ chức năm 1950, trong hơn 50 quốc gia, đại diện cho một loạt đa dạng các hệ thống chính trị khác nhau, thì mỗi quốc gia đều khẳng định rằng họ (và đôi khi khẳng định chỉ mỗi họ) là nền dân chủ.

Từ ‘democracy’ (dân chủ) thoát thai từ hai từ Hi-lạp cổ: demos (‘người dân’) và kratos (‘sức mạnh’). Tự thân nó thì dân chủ không khác gì so với cái ý rằng, theo ý nghĩa chưa xác định nào đó, quyền lực chính trị kì cùng nằm trong tay của toàn bộ cư dân trưởng thành, và không nhóm nhỏ nào có quyền cai trị. Dân chủ chỉ mang nghĩa hữu dụng hơn khi được bổ nghĩa bằng từ khác mà nó có liên hệ, ví dụ dân chủ tự do (liberal democracy), dân chủ đại diện (representative democracy), dân chủ tham gia (participatory democracy) hoặc dân chủ trực tiếp (direct democracy).

Những ai khi tìm cách biện giải cho danh xưng ‘dân chủ’ dành cho một xã hội mà ở đó quyền lực rõ ràng nằm trong tay một bộ phận cư dân (ví dụ, ở nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba hoặc các nước cộng sản), thì họ đều có ý tương đối khác. Khẳng quyết đó không thực sự bảo rằng người dân cai trị, mà bảo rằng dân được cai trị theo những lợi ích của riêng mình. Trước khi xảy ra các biến động do Mikhail Gorbachev khởi xướng tại Liên-xô, những người bảo vệ hệ thống vận hành tại nước này đã khẳng quyết rằng cho đến khi thực hiện được tiến bộ về kinh tế và xã hội, và ‘con người xã hội chủ nghĩa’ đích thực được tạo ra từ giáo dục, tức là cho đến khi đám đông không còn nhận thức sai lầm (false consciousness) của mình, thì các thủ tục dân chủ vẫn là thứ còn hơn cả vô dụng. Lập luận của họ là người dân không thể được cho chọn giới lãnh đạo của chính mình, hoặc có được những lựa chọn chính trị của bản thân, cho đến khi tầm nhìn của họ thực sự thoát khỏi sự xuyên tạc và họ có thể xác định những nhu cầu thực sự mà họ cần đến. Phiên bản dân chủ này có mối nối kết gần gũi với lí thuyết về tự do tích cực (positive liberty). Continue reading

Philip Kennicott – Điểm sách ‘Architecture’s Odd Couple’

(Ảnh: The Washington Post)

(Ảnh: The Washington Post)

Philip Kennicott

Điểm sách ‘Architecture’s Odd Couple’

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

“Khi các kiến trúc sư sinh lòng tị nạnh, tức là luôn có điều gì đó đặc biệt đang diễn ra”, theo lời Ulrich Franzen, một kiến trúc sư trường phái thô dã (brutalist), mất năm 2012. Ông ta là một trong số nhiều nhân vật khuấy động cuốn sách tiểu sử kép thú vị về Frank Lloyd Wright và Philip Johnson. “Architecture’s Odd Couple” lần theo sự nghiệp của hai kiến trúc sư trường mệnh một cách phi thường này từ thuở đầu thế kỉ 20 cho đến lúc sắp sửa khép lại thế kỉ đó. Cuốn sách phác nên hoàn cảnh tranh đua – và thi thoảng còn là mối quan hệ cá nhân kịch liệt – như là một vũ khúc thận trọng lúc thì toát vẻ khinh thị lúc thì biểu lộ sự nể vì,, và kì cùng là sự ảnh hưởng cùng sự cạnh tranh, giữa hai người đàn ông đã đưa kiến trúc Mĩ đi từ thời Victoria đến sự hiện xuất của chủ nghĩa hậu hiện đại vào thập niên 1970. Continue reading