Gallery

Đọc bộ “Tổ tiên của chúng ta” của Italo Calvino

This gallery contains 4 photos.

Đầu tháng chín, Hiệp sĩ không hiện hữu , tác phẩm cuối cùng trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta của Italo Calvino, đã được Nhã Nam phát hành.  Đối với những người đọc say mê văn của Italo Calvino, … Continue reading

Rate this:

Abdeslam Boulaich – Hèn nhát

Abdeslam Boulaich

Hèn nhát

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Paul Bowles

Một người Hồi giáo, một Do-thái giáo và một Thiên-chúa giáo đang ở một quán cà-phê nọ ngồi nói chuyện về Thiên đàng. Họ đều đồng tình là nơi đó quả thật khó vào, nhưng ai cũng nghĩ là anh ta sẽ có cơ hội vào đó hơn hai người kia.

Các anh phải ăn bận đúng cách mới được, anh chàng Thiên-chúa giáo bảo họ. Tôi lúc nào cũng mặc áo vét thắt cà-vạt.

Hai người kia bèn nói, vậy ta hãy tới đó thử xem nào.

Họ bắt đầu đi, và khi tới gần Thiên đàng, hai anh chàng Hồi-giáo và Do-thái giáo dừng bước, còn người Thiên-chúa giáo vẫn tiếp tục đi đến cánh cổng Thiên đàng.

Người gác cổng là Vua Solomon, ngài nói với anh ta: Nhà ngươi đi đâu đó?

Vào bên trong, hỡi Nazarene, anh ta trả lời.

Ngươi là ai?

Ta tên là John.

Vua Solomon nói, đứng lùi lại đi.

Thế là hai anh chàng Do-thái giáo và Hồi giáo quay sang nói với nhau. Anh chàng Hồi giáo bảo: Hắn không vào trong được. Nhưng chúng ta sẽ được.

Tôi sẽ đi trước, anh chàng Do-thái giáo nói.

Được thôi. Anh đi đi, anh chàng Hồi-giáo đáp lại.

Thế là anh chàng Do-thái giáo đi tới cổng Thiên đàng. Và Vua Solomon hỏi anh ấy: Nhà ngươi đi đâu đó?

Vào bên trong.

Ngươi là ai?

Yaqoub, anh chàng Do-thái giáo đáp.

Đứng lùi lại đi!

Anh chàng Hồi giáo thấy thế và tự nhủ. Vậy đó. Hai tên đó chẳng ai vào được. Giờ thì ta thử xem.

Anh ta bước tới cổng Thiên đàng. Rồi anh ta kéo mũ trùm đầu xuống che phủ mặt. Và Vua Solomon hỏi anh: Nhà người đi đâu đó?

Vào bên trong.

Ngươi là ai? Vua Solomon hỏi tiếp.

Ta là nhà tiên tri Mohammed đây, anh ta bảo. Rồi đi vào trong. Anh chàng Do-thái giáo lúc ấy đang quan sát sự tình. Anh ta tự nhủ: Nếu hắn vào trong đó được, thì ta cũng thế.

Và anh ta lấy một cái bao bố, chất đầy củi trong đó, quẩy trên vai. Rồi anh ta bước tới cánh cổng.

Nhà người đi đâu đó? Vua Solomon hỏi.

Anh chàng Do-thái giáo thò chân vào cánh cổng.

Ngươi là ai?

Là kẻ đầy tớ của nhà tiên tri Mohammed, anh ta đáp. Và anh chàng Do-thái giáo bước vào trong.

Anh chàng Thiên-chúa giáo thấy tất. Anh ta sợ phải nói dối để được vào trong, vậy là anh ta quay trở về quê nhà và bảo với mọi người là không tồn tại Thiên đàng trên cõi đời này.  Continue reading

Heinrich Böll – Chúng ta hành động thôi

Heinrich Böll

Chúng ta hành động thôi

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Leila Vennewitz

Có thể một trong những quãng thời gian lạ lùng nhất đời tôi là cái lúc tôi làm việc cho nhà máy Alfred Wunsiedel. Theo bản tính thì tôi có khuynh hướng trầm ngâm và thụ động hơn là muốn làm việc, nhưng tình trạng khốn đốn về tài chính kéo dài giờ đây lại buộc tôi phải nhận lấy một thứ được gọi là công việc – bởi lẽ trầm ngâm cũng không sinh lợi nhiều hơn tình trạng thụ động. Tôi một lần nữa tự thấy chuyện này làm mình ở trong tình trạng tồi tệ, nên đã tự trao mình vào tay của bọn văn phòng tuyển dụng và người ta gửi tôi cùng với bảy gã chịu trận khác đến nhà máy Wunsiedel, là nơi mà chúng tôi phải trải qua bài kiểm tra năng lực.

Vẻ ngoài nhà máy đủ để khơi dậy tính đa nghi của tôi: nhà máy này được xây bằng loại gạch thuỷ tinh, và mối ác cảm của tôi dành cho những toà nhà đầy đủ ánh sáng và những căn phòng ánh sáng đầy đủ cũng ngang ngửa với ác cảm dành cho công việc. Tôi còn thấy nghi ngờ nhiều hơn khi ngay lập tức người ta phục vụ bữa sáng cho bọn tôi trong một quán ăn tươi tắn, đầy đủ ánh sáng: một cô hầu bàn xinh xắn mang cho bọn tôi trứng, cà-phê và bánh mì, nước cam được rót ra từ mấy cái bình có thiết kế trang nhã, bọn cá vàng ấn cái mặt buồn tẻ của chúng lên mặt bên của những cái bể nước màu xanh lục nhạt. Mấy cô hầu bàn tươi vui đến độ họ có vẻ như lúc nào cũng hân hoan ra mặt như vậy. Do vậy theo tôi thấy, dường như chỉ có cách phải nỗ lực ý chí mạnh mẽ lắm thì mới kiềm chế họ không phải hát hò suốt cả ngày dài thế này. Họ chất đống trong người mấy bài ca chưa kịp cất thành lời, giống như bọn gà với mớ trứng chưa đẻ ra vậy.  Continue reading

Sự nghiệp văn chương của Alice Munro theo nhiều bối cảnh

Alice Munro là bậc thầy truyện ngắn của Canada, bà chuyên biến những khung cảnh đời thường trở nên lạ thường thông qua lối kể chuyện thẳng thừng tập trung vào các mối quan hệ, những nhân vật hành tung khó đoán và những kết thúc bí ẩn. Nhiều truyện của bà lấy bối cảnh ở vùng tây nam Ontario, Canada.

Ảnh: Paul Hawthorne/AP



Tác phẩm theo bối cảnh tiểu sử và lịch sử

Những năm tháng ban đầu tại Ontario

Munro sinh ra tại Wingham, Ontario, Canada vào ngày 10/7/1931, mang tên Alice Ann Laidlaw, bà là con gái của một giáo viên và một nữ nông phu. Có lẽ bà thừa kế được tham vọng văn chương từ người cha mình, Robert Laidlaw, là người sau này viết tiểu thuyết về những kẻ tiên phong đi khai hoang. Tuy nhiên, gia đình bà, nhất là người mẹ Ann Chamney, đã can ngăn tham vọng trở thành nhà văn của bà và thay vào đó cố gắng nuôi dạy bà để bà sau này trở thành vợ một người nông phu nào đó. Thế là Munro thời trẻ đã giấu biến đi những nỗ lực viết truyện ngắn của mình.

Lúc mười sáu tuổi, bà bán truyện đầu tiên của mình cho Đài phát thanh CBC ở Canada. Bà nhận được học bổng vào học trường University of Western Ontario, và nhập học năm 1949. Năm 1951, bà ra trường và cưới James Munro, và dời chỗ ở sang Vancouver, British Columbia cùng chồng. Hoài niệm về quê nhà, bà bắt đầu tập trung viết truyệt về vùng Wingham ở Ontario. Thực ra thì vùng ngoại ô Ontario có vai trò nổi trội trong các tác phẩm xuyên suốt sự nghiệp viết văn của bà. Tuy nhiên sự nghiệp viết văn của bà phải nhường chỗ cho vai trò khác trong một thời gian khi bà hạ sinh ba đứa con gái trong vòng bốn năm. Đứa con thứ nhì của bà chết sớm khi vừa mới ra đời. Munro sinh một đứa con khác vào năm 1966, hoàn tất chuyện gia đình. Những trải nghiệm trong đời sống hôn nhân và vai trò làm mẹ chính là nguồn cảm hứng cho nhiều truyện của Munro, nêu lên cái thấm thía trong những mối quan hệ thân mật của gia đình.  Continue reading

William Weaver – Calvino và những thành phố của anh ta

 

William Weaver

Calvino và những thành phố của anh ta

Duy Đoàn chuyển ngữ

Tôi gặp Italo Calvino lần đầu tiên tại Rome, khoảng đầu thập niên 1960. Đó là cuộc gặp gỡ không hẹn trước, nhưng thật hay là chúng tôi gặp nhau trong một tiệm sách, tiệm Liberia Einaudi với trần nhà cao mà vẫn giữ được vẻ ấm cúng (tiệm này đã dọn đi rồi), nó nằm chỗ khúc cua ở đường Via Veneto, nơi có mấy quán cà-phê thuộc về kí ức của bộ phim Dolce Vita nay đã nhường chỗ cho những toà nhà chính phủ nghiêm nghị hơn và những khách sạn tầm trung không mấy nổi danh. Tôi đang nhìn nhìn mấy cuốn sách thì ông bạn Gian Carlo Roscioni, lúc này đang là biên tập cho nhà xuất bản Einaudi, đến nói rằng: “Calvino đang ở đây và muốn gặp anh đó.”

Nhờ mấy tấm ảnh chụp mà tôi nhận ra một Calvino cao dong dỏng và có nét đẹp trai khiến người đời ganh tị. Thật ra thì tôi nghĩ mình đã gặp anh ta đôi lần, tại mấy buổi chiêu đãi giới văn chương ở Rome, anh ấy tham dự cũng không thường xuyên, một phần vì anh ta chẳng bao giờ là dạng người tiệc tùng và hơn nữa là anh ta chưa bao giờ là cư dân thành Rome suốt khoảng thời gian dài.

Nhưng giờ thì anh ta đang sống ở chốn đô thành này, có mối liên hệ nào đó với văn phòng của Einaudi tại Rome, nhà xuất bản đó đã mua đứt cuốn sách mới nhất của anh, cuốn Le cosmicomiche. Sau màn giới thiệu mấy phút, Calvino hỏi liệu tôi có sẵn lòng dịch cuốn sách mới này không, và – mặc dù tôi chưa đọc nó (tôi đã cẩn trọng im lặng về vụ này) – tôi đã trả lời được ngay tức thì. Continue reading

Heinrich Böll – Nghệ sĩ cười

Heinrich Böll

Nghệ sĩ cười

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Leila Vennewitz


Khi có ai đó hỏi tôi về công ăn chuyện làm của mình thì tôi bị nỗi ngượng ngập tóm lấy: tôi đỏ mặt và nói lắp bắp, dù tôi là người được cho là tự tin nếu ở trong hoàn cảnh khác đó chứ. Tôi ghen tị với ai có thể nói: tôi là thợ nề. Tôi ghen tị với những người thợ cắt tóc, nhân viên kế toán và nhà văn, về sự đơn giản trong cách nói của họ, ghen tị với nhất thiết những nghề nghiệp có thể tự mô tả mình mà không cần giải thích dông dài, trong khi đó tôi lại bị buộc phải trả lời cho những câu hỏi dạng vậy: tôi là nghệ sĩ cười. Thừa nhận như vậy sẽ dẫn đến một đòi hỏi khác, bởi vì tôi phải trả lời câu hỏi thứ nhì: “Đó là cách anh kiếm sống ư?” bằng câu trả lời đầy chân thành “Vâng.” Tôi thật sự kiếm sống bằng việc cười, và cũng là một người làm tốt việc đó, vì tiếng cười của tôi – nói theo nghĩa thương mại- thì có nhiều nhu cầu lắm. Tôi là một tay cười có hạng, đầy kinh nghiệm, không ai khác có thể cười tốt như tôi, không ai khác có thể làm chủ được những chi tiết lắt léo của món nghệ thuật này. Trong suốt một quãng thời gian dài, để tránh những lời giải thích mệt mỏi, tôi đã tự gọi mình là một diễn viên, nhưng tài năng của tôi về kịch câm và diễn thuyết quá xoàng đến nỗi tôi cảm thấy danh hiệu này nó xa sự thật quá: tôi yêu sự thật, và sự thật là: tôi là một nghệ sĩ cười. Tôi không phải anh hề cũng chẳng phải tay diễn hài, tôi không làm cho người ta cảm thấy hoan hỉ, mà tôi khắc hoạ nên sự hoan hỉ: tôi cười như vị hoàng đế La-mã, hoặc như một cậu học trò nhạy cảm, tôi cảm thấy thoải mái khi thực hiện tiếng cười vào thế kỉ mười bảy cũng như tiếng cười thế kỉ mười chín, mà khi có nhu cầu tôi có thể thực hiện tiếng cười của nhiều thế kỉ, của nhiều tầng lớp xã hội, của nhiều độ tuổi: đơn giản nó là một kĩ năng mà tôi thụ đắc được, giống như kĩ năng sửa giày vậy. Trong lồng ngực của mình, tôi neo giữ ở đó tiếng cười của người Mĩ, của người châu Phi, của dân da trắng, da đỏ, da vàng – và với mức thù lao đúng mức thì tôi để cho tiếng cười làm một tràng dài theo yêu cầu của tay đạo diễn. Continue reading

Heinrich Böll – Ở cây cầu đó

Heinrich Böll

Ở cây cầu đó

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Leila Vennewitz


Bọn họ đã chắp vá lại đôi chân của tôi và cho tôi một công việc mà tôi có thể ngồi làm: tôi làm việc đếm số người băng qua cây cầu mới. Họ lấy làm thích thú việc này, ghi nhận tính hiệu quả bằng những con số; họ nhét vào đầu mình cái sự hư không vô nghĩa hình thành từ mấy con số, và suốt cả ngày dài, cả một ngày dài, miệng tôi cứ nhẩm đếm theo từng thời khắc cứ như cái đồng hồ, chồng con số này lên con số kia, từ đó tôi có thể trình cho họ vào mỗi buổi chiều thành quả của việc đếm số.

Bọn họ cười hân hoan khi tôi giao nộp kết quả từ một ngày lao động của mình, con số càng cao thì họ càng cười toe toét ra, và họ có mọi lí do ôm chầm lấy nhau khi leo lên giường, vì hàng ngày có hàng ngàn khách bộ hành đã đi qua cây cầu mới của họ… Continue reading

Jorge Luis Borges – Tlön, Uqbar, Orbis Tertius

Jorge Luis Borges

Tlön, Uqbar, Orbis Tertius

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Andrew Hurley

I

Tôi mắc nợ việc khám phá ra Uqbar từ sự kết hợp giữa tấm gương và một cuốn bách khoa thư. Tấm gương gây ra ưu phiền nơi tận sâu thẳm của lối hành lang tại một căn nhà miền quê ở Calle Gaona, thuộc Ramos Mejía [1] ; cuốn bách khoa thư với nhan đề sai lệch The Anglo-American Cyclopedia (New York, 1917), và nó là phiên bản in lại theo đúng từng chữ của cuốn Encyclopaedia Britannica bản năm 1902. Sự kiện đã diễn ra khoảng năm năm về trước.

Bioy Casares [2] đã đến dùng bữa tối tại nhà tôi buổi chiều đó, và chúng tôi đã lạc mất toàn bộ dấu vết của thời gian trong một cuộc tranh luận miên man về thể cách mà một người có thể thực hiện khi sáng tác một tác phẩm tiểu thuyết một nhân vật mà người dẫn chuyện trong đó sẽ bỏ đi hay làm méo mó đi các sự vật và dấn thân vào tất cả các dạng mâu thuẫn, để một vài độc giả – chỉ một số rất ít – có thể cảm nhận cái sự thật ghê sợ, hoặc tầm thường. Ở sâu thẳm của lối hành lang, cái gương treo lơ lửng, bí mật dõi theo chúng tôi. Chúng tôi phát hiện ra (vào thời điểm rất khuya thì một phát hiện như vậy là điều không thể né tránh) rằng có gì đó ghê sợ về những tấm gương. Đó là khi Bioy nhớ ra một câu nói của một trong những người thủ lĩnh phái dị giáo của Uqbar: Tấm gương và sự giao hợp đều đáng kinh tởm, vì cả hai đều làm nhân loại sinh sôi nảy nở thêm. Tôi hỏi anh ta rằng anh bắt gặp câu dí dỏm đáng nhớ đó ở đâu, và anh ta bảo tôi nó được ghi lại trong cuốn The Anglo-American Cyclopedia, trong bài viết nói về Uqbar. Continue reading

Jorge Luis Borges – Thư viện Babel

Jorge Luis Borges

Thư viện Babel

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Andrew Hurley

Bằng hình thức nghệ thuật này, bạn có thể chiêm nghiệm về biến thể của 23 kí tự…
Anatomy of Melancholy, Pt. 2, Sec II, Mem. IV


Cõi vũ trụ (cái mà người khác gọi là Thư viện) bao gồm một lượng vô hạn định, và có lẽ là bất tận các gian phòng hình lục giác. Ở trung tâm của mỗi gian phòng là một ống thông hơi, bao quanh bởi thanh rào ở tầm thấp. Từ bất kì hình lục giác nào người ta có thể thấy tầng trên và tầng dưới – cái này tiếp theo sau cái nọ, đến vô tận. Sự sắp đặt các gian phòng luôn là như nhau: Hai mươi kệ sách, năm cái mỗi bên, phủ đầy bốn trong số sáu cạnh của hình lục giác; chiều cao các kệ sách, từ sàn nhà đến trần nhà, khó có thể nào hơn chiều cao của một người thủ thư bình thường. Một trong số hai cạnh tự do của hình lục giác mở ra một cái dạng như một hành lang hẹp, cái hành lang này đến phiên nó mở vào một gian phòng khác, tương tự như cái đầu tiên – thực tế là tất cả các gian phòng đều tương tự nhau. Về phía trái hay phải của hành lang là hai cái hốc nhỏ. Một dành cho việc ngủ, ở tư thế thẳng đứng; cái kia, dành cho việc thoả mãn những nhu cầu thể chất của người ta. Cũng thông qua vùng không gian, có một cái cầu thang xoắn ốc đi ngang qua, những cầu thang này xoắn xuýt lên phía trên và xuống phía dưới tiến vào một điểm xa xăm. Trong hành lang có một cái gương, nó sẽ nhân đôi một cách chân thật các hình trạng. Con người thường suy ra từ chiếc gương này rằng Thư viện không phải vô hạn – nếu nó vô hạn, thì cần gì phải có sự sao chép tạo ảo ảnh? Tôi thích mơ ước đến chuyện các bề mặt bóng loáng kia tượng trưng và hứa hẹn cho cái vô hạn… Ánh sáng được mang đến từ những quả cầu mang tên “bóng đèn”. Có hai trong số những bóng đèn ở mỗi gian phòng lục giác, được lắp chéo nhau. Ánh sáng phát ra từ các bóng đèn này không đủ, và không ngừng toả ra. Continue reading

Jorge Luis Borges – Vòng tròn những tàn tích

 

Jorge Luis Borges

Vòng tròn những tàn tích

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Andrew Hurley

Và nếu ông ta chấm dứt việc mơ về bạn…
Through the Looking Glass, VI.



Không ai trông thấy ông ta rời bỏ chiếc thuyền vào một đêm mịt mù, không ai thấy chiếc xuồng bằng tre khi nó chìm xuống lớp bùn linh thiêng, và dù vậy trong vài ngày thì không ai lại không biết rằng có một người đàn ông lầm lì đã từ Phương nam tới nơi đó, và rằng quê nhà ông ta là một trong những ngôi làng bất tận nằm dọc ngược dòng sông, ở trên sườn núi hung tợn, nơi mà ngôn ngữ của người Zend không bị tiếng Hi-lạp phá hỏng đi và là nơi ít xảy ra căn bệnh phong. Nhưng thực tế thì người đàn ông khó hiểu kia đã lấm lem bùn đất, bò lên bờ sông hiểm trở (mà không gạt trở ra, có thể không cảm thấy được, đám cây cỏ nến đã làm xước da thịt ông ta), và tự kéo lê mình, bất tỉnh và đầy máu, vào mảnh đất hình tròn có rào bao quanh đầy những tượng đá các con hổ và ngựa, vốn từng có màu của lửa và giờ đây là màu của tro tàn. Khu đất này là một ngôi đền, đã bị một trận hoả thiêu vùi dập cách đây đã lâu, giờ đây thì khu rừng đầy bệnh sốt rét kia đã làm ô uế ngôi đền và những vị thần thì không còn được loài người tôn kính nữa. Người lạ mặt nằm dài ngay chân bệ. Continue reading