J. E. Cirlot – Tính biểu tượng của loài rắn

Nếu như tất cả các biểu tượng đều có những chức năng thực sự và là dấu hiệu của những thứ mang đầy sinh lượng, thì loài Mãng xà hay rắn cũng vậy, biểu thị cho nguồn năng lượng của chính nó – của sức mạnh thuần khiết và giản đơn, của tính đa trị và mâu thuẫn tự thân. Toàn dạng hay chỉ vài đặc điểm chính của nó cũng là một nguyên nhân cho sự đa dạng về ý nghĩa biểu tượng – ví dụ, cách duy chuyển hình gợn sóng, biểu tượng khi kết hợp với cây cối,  cả về dạng hình giống rễ và cành cây, phương cách tự lột da, cái lưỡi đầy đe dọa, hoa văn nhấp nhô trên thân, tiếng khè, ngoại dạng giống với dây chằng, Phương pháp tấn công bằng cách xiết chặt con mồi  …vân.vân…

Serpent (after an Inca image).  Continue reading

Hans Biedermann – Tính biểu tượng văn hóa của Rắn

Rắn là một loài vật  có tính hình tượng cao vì sự kết hợp của nhiều tầng nghĩa.  Trong nhiều nền văn minh cổ xưa, loài rắn tượng trưng cho địa ngục hay vùng đất của người chết,  có thể vì nó sử dụng hầu hết phần đời của mình để  sống  ẩn nấp trong hang đất, nhưng có lẽ còn vì khả năng trẻ hóa qua những lần thay da. Loài rắn di chuyển dễ dàng mà không cần chân, sinh ra từ trứng giống như loài chim, và có thể giết đối phương bằng một lượng nọc độc vừa đủ.


Snake rejuvenated by shedding its skin. Hohberg, 1647

Loài rắn có sự kết hợp tự nhiên rất đặc biệt với sự sống và cái chết, nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền văn hóa.  Continue reading