Scientific American Mind – Giúp trẻ yêu thích toán học

 

Giúp trẻ yêu thích toán học

Tác giả: John Mighton

Hình minh hoạ của Celia Johnson

Duy Đoàn chuyển ngữ

Với kế hoạch giảng dạy thích hợp, giáo viên có thể biến những em học sinh chật vật trở thành những nhà toán học tiềm năng. Bí mật ở đây là việc hướng dẫn kĩ lưỡng các em trong chuyến phiêu lưu vào thế giới những con số.

Tôi vẫn còn nhớ rõ cái ngày cách đây 14 năm, khi đó tôi gặp được một cô bé lớp sáu cao ráo và rất chi là nhút nhát tên là Lisa, cô bé ngồi ở bàn để chuẩn bị buổi học toán đầu tiên với tôi. Hiệu trưởng của Lisa đã khuyến nghị cô bé nên tham gia chương trinh phụ đạo miễn phí sau giờ học mà tôi đã khởi xướng ở căn hộ của mình cùng với mấy người bạn nữa. Mặc dù tôi đã yêu cầu vị hiệu trưởng kiếm giúp mình những em học sinh đang chật vật với môn toán, nhưng tôi thật sự chưa sẵn sàng để gặp Lisa.

Tôi đã lên kế hoạch tăng cường sự tự tin ở Lisa bằng cách dạy cô bé phép cộng các phân số. Theo kinh nghiệm làm gia sư trước đây, tôi biết trẻ con thường hình thành những nỗi âu lo về môn toán khi lần đầu tiên tiếp cận các phân số. Bởi vì bài học của tôi liên quan đến phép tính nhân, nên tôi hỏi Lisa liệu em ấy có gặp vấn đề gì trong việc ghi nhớ bất kì bảng cửu chương nào hay không, nhưng cô bé cứ ngây ra nhìn tôi chằm chằm. Cô bé không biết phép nhân nghĩa là gì. Ngay cả khái niệm đếm cách quãng hơn một cũng là điều lạ lẫm đối với em. Em ấy sợ hãi khi tôi đặt câu hỏi và lúc tôi đế cập đến những khái niệm đơn giản nhất thì em ấy cứ luôn miệng bảo, “Em không hiểu.”

Tôi không biết phải làm gì với Lisa, thế là tôi quyết định thử xem liệu cô bé có học được cách đếm cách quãng hai con số hay không để cuối cùng cô bé có thể làm được phép nhân hai. Để làm dịu nỗi sợ của cô bé, tôi bảo rằng tôi chăc chắn em ấy đủ thông minh để học phép nhân. Tôi sợ có thể mình đưa ra lời khen giả tạo, nhưng lời khuyến khích của tôi dường như giúp em ấy tập trung được, và em ấy tiến bộ nhiều hơn tôi mong đợi. Continue reading

Scientific American Mind – Nghiên cứu khoa học về sự viết tay

 

Nghiên cứu khoa học về sự viết tay

Tác giả: Brandon Keim

Hình minh hoạ của Celia Johnson

Duy Đoàn chuyển ngữ

Tôi đang viết bài báo này bằng kiểu táo bạo, thử nghiệm ngược ngạo, dùng một kĩ thuật hiếm khi được thấy trong giới xuất bản hiện đại: viết tay, dùng bút và giấy, những dụng cụ xuất xứ từ cây cối này vốn chỉ được coi là những vật lạ kì mang tính lịch sử trong mắt giới mê công nghệ, giống như mấy tấm bản đất sét hay máy đánh chữ Remington.

Tại sao tôi lại làm điều như vậy trong thời đại bấm phím này? Một phần tôi làm vậy vì viết tay đang trở thành một hoạt động bên lề, ở ngoài xã hội và trong đời tôi. Chúng ta gõ chữ nhiều hơn bao giờ hết, và không phải điều gì bất thường khi ta gặp những người hoàn toàn ngưng dùng tay để viết, chữ viết của họ khô quắt như những chi cụt còn để lại vết tích.

Tôi luôn có cảm giác rằng suy nghĩ của tôi sẽ khác – cân nhắc hơn, phong phú hơn – khi thông qua bàn tay thay vì cỗ máy. Mấy người tôi gặp thường kể những câu chuyện giống vậy. Họ vẫn dùng bàn phím để chuyển tải phần lớn chữ nghĩa, nhưng vẫn dùng tay lập danh sách, ghi chú, phác thảo các đoạn văn hay sắp xếp ý nghĩa. Họ cũng cảm thấy viết tay liên quan đến trí óc theo một cách khác.

Chỉ cảm giác thôi chắc chắn thiếu tính khoa học. Nó có thể là ảo tưởng hoặc bị nhiều nhân tố làm xáo trộn, chẳng hạn khó khăn khi kiểm tra e-mail trên giấy, vốn không có liên quan gì đến những thuộc tính tri nhận của viết tay. Các nhà hoài nghi có thể khẳng định rằng trẻ em thời hiện đại, khi trải nghiệm bàn phím và màn hình, sẽ vận dụng được các thiết bị đó để có được kết quả tương đương. Chừng nào mà ta còn viết, thì chuyện đó ảnh hưởng ra sao có quan trọng gì?

Minh triết theo truyền thống cũng theo hướng vậy. Mọi cuộc chuyển dời công nghệ quan trọng ngàn năm có một đều gây ra mối bận tâm đau đầu: chúng ta lo lắng về chứng nghiện Internet, tình bạn trở nên tầm thường hơn do các phương tiện truyền thông xã hội, máy đọc sách điện tử thay thế sách giấy, màn hình điện tử sẽ biến bọn trẻ thành những kẻ nghiện ngập thế giới mô phỏng. Tuy vậy ngoại trừ cuốn The Missing Ink đáng yêu của Philip Hensher có đi dò xét phần lịch sử văn hoá của lối viết tay, thì chuyện kĩ thuật này mất dần, trọng tâm cho sự trỗi dậy của nền văn minh, phần lớn không được người đời lưu ý đến. Continue reading

Scientific American Mind – Đánh giá các phương pháp học tập

Scientific American Mind

Đánh giá các phương pháp học tập

Các tác giả: John Dunlosky, Katherine A. Rawson, Elizabeth J. Marsh, Mitchell J. Nathan & Daniel T. Willingham

Hình minh hoạ của Celia Johnson

Duy Đoàn chuyển ngữ

Nhìn chung giáo dục thường tập trung vào nội dung học tập, chẳng hạn đại số, các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hay cách chia động từ. Nhưng tìm hiểu cách học cũng là điều quan trọng không kém, đi kèm nhiều lợi ích lâu dài. Điều đó có thể dạy bạn cách thu thập kiến thức nhanh và hiệu quả hơn cũng như cho phép bạn giữ được thông tin suốt nhiều năm thay vì trong nhiều ngày.

Hơn 100 năm nay, những nhà tâm lí học tri nhận và giáo dục đã phát triển và đánh giá vô số kĩ thuật, từ việc đọc lại tài liệu cho đến tóm tắt lại để tự kiểm tra bản thân. Một số chiến lược phổ biến rõ ràng có cải thiện thành tích của học viên, trong khi số khác lại tốn thời gian và không hiệu quả. Tuy vậy những thông tin này thường không được đưa vào áp dụng ở lớp học. Các giáo viên ngày nay không được cho biết những kĩ thuật học tập nào được các chứng cứ thực nghiệm hậu thuẫn, còn học viên thì không được dạy cách dùng những kĩ thuật đó sao cho hiệu quả. Thực tế, hai cách trợ giúp học tập mà các học viên đang dựa vào nhiều nhất lại không hiệu quả. Một trong hai cách này thậm chí còn làm suy giảm thành tích học tập.

Một nguyên do tiềm tàng chính là việc có quá nhiều nghiên cứu khiến chúng ta choáng ngợp, làm cho các nhà giáo dục và các học viên khó xác định những phương cách học tập thực tiễn và ích lợi nhất. Để đáp ứng thách thức này, chúng tôi điểm lại hơn 700 bài báo khoa học bàn về 10 kĩ thuật học tập thường được sử dụng nhất. Chúng tôi tập trung vào những chiến lược trông có vẻ dễ sử dụng và đạt mức hiệu quả rộng khắp. Chúng tôi cũng có cái nhìn sát sao hơn về một số phương pháp các học viên thường dùng.

Để được chúng tôi đưa ra giới thiệu ở đây, kĩ thuật đó phải hữu ích ở nhiều hoàn cảnh học tập khác nhau, chẳng hạn lúc học viên học một mình hay học chung nhóm. Nó phải trợ giúp học viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau, có những năng lực khác nhau và những cấp độ hiểu biết ban đầu khác nhau – và nó phải được kiểm tra trong lớp học hoặc trong tình huống ngoài thế giới thực. Các học viên có thể dùng phương pháp đó để tinh thông nhiều môn khác nhau, và việc học tập của họ phải được hưởng lợi từ phương pháp đó bất kể trải qua loại hình kiểm tra gì. Những cách tiếp cận tốt nhất cũng phải dẫn đến những cải thiện dài lâu về mặt kiến thức và khả năng lĩnh hội.

Bằng cách dùng những tiêu chuẩn này, chúng tôi định ra hai phương pháp tối ưu rõ ràng. Chúng tạo ra những kết quả vững chắc, ổn định và thích hợp cho nhiều tình huống. Chúng tôi cũng đưa ra ba phương pháp khác để dự phòng những tình huống khác, và năm phương pháp – trong đó có hai cách trợ giúp học tập phổ biến – không được chúng tôi khuyến nghị, vì chúng chỉ hữu ích trong một số hoàn cảnh hạn chế nhất định hoặc vì chưa đủ chứng cứ để có thể đánh giá chúng cao hơn. Chúng tôi khuyến khích các nhà nghiên cứu khảo sát sâu thêm một số kĩ thuật chưa được kiểm nghiệm, nhưng học viên và giáo viên nên cẩn trọng khi dựa vào những kĩ thuật đó.

Những kĩ thuật vàng

1. Tự kiểm tra (self-testing)

Ra bài kiểm tra chính bản thân mình sẽ giúp đạt điểm cao  Continue reading

Ferric C. Fang & Arturo Casadevall – Tại sao ta lại gian lận

 

Ferric C. Fang & Arturo Casadevall

Tại sao ta lại gian lận

Duy Đoàn chuyển ngữ

Tay đua xe đạp Lance Armstrong đã lên tiếng xin lỗi vì dùng chất kích thích cải thiện phong độ để giành được bảy danh hiệu Tour de France. Anh ta cho việc gian lận này là do lòng kiên quyết “chiến thắng bằng mọi giá”. Nhà tâm lí học Marc Hauser tại trường Harvard University, người từng viết bài báo nhan đề “Costs of Deception: Cheaters Are Purnished…” hiện đang thất nghiệp sau công việc ở U.S. Office of Research Integrity (Sở liêm chính trong nghiên cứu tại Hoa-kì), kết luận rằng ông đã “nguỵ tạo dữ liệu, chi phối kết quả ở nhiều thí nghiệm khác nhau, và mô tả cách thực hiện những nghiên cứu theo những phương cách thực sự thiếu chính xác.” Mười sáu ngân hàng đã đồng ý trả tiền phạt hoặc đang bị điều tra vụ thao túng Libor, một dạng lãi suất mà các ngân hàng có thể dùng để vay tiền từ những ngân hàng khác, và đây được coi là vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thị trường.

Những trường hợp này chỉ là một phần trong dòng chảy dường như bất tận các vụ bê bối gian lận xuất hiện trên báo đài, gây tác động đối với thể thao, khoa học, giáo dục, tài chính và những địa hạt khác. Mặc dù thật dễ chịu khi nghĩ rằng hầu hết mọi người về căn bản đều thành thật, nhưng việc gian lận – được định nghĩa là hành vi thiếu trung thực nhằm đạt lợi ích nào đó – thực sự là hiện tượng phổ biến đáng kinh ngạc. Theo khảo sát năm 1997, giáo sư ngành quản lí Donald McCabe thuộc trường Rutgers University và Linda da Klebe Treviño, giáo sư về hành vi tổ chức ở trường Pennsylvania State University, đã tiết lộ rằng khoảng ba phần tư trong só 1,800 sinh viên ở chín trường đại học bang đã thừa nhận gian lận trong thi cử hoặc trong những bài luận trên lớp. Năm 2005, nhà xã hội học Brian Martinson thuộc Health Partners Research Foundation ở Bloomington, Minnesotta và những đồng nghiệp của ông đã báo cáo rằng một phần ba số khoa học gia đã thú nhận có can dự vào những công việc nghiên cứu khả nghi trong suốt ba năm qua.

Gian lận không giới hạn ở con người; nó còn được ghi nhận trong khắp thế giới sự sống, ở bất kì nơi đâu mà có sự cạnh tranh giành lấy những nguồn tài nguyên hạn chế. Mặc dù đâu đâu cũng có, nhưng hành vi gian lận có thể gây tổn hại rất nhiều cho cá nhân và xã hội. Những kẻ gian lận bị bêu xấu và có thể mất công ăn việc làm. Công việc lừa đảo làm lãng phí nguồn tài nguyên. Những người theo luật lại bị tước đoạt phần thưởng mà họ xứng đáng có. Còn có những tổn thất khác ngoài ý muốn. Những đồng đội của Armstrong bị buộc phải làm theo kế hoạch dùng thuốc kích thích và bị đe doạ khi họ cố vạch trần sự thật. Những nghiên cứu khoa học thiếu trung thực có thể làm những nhà nghiên cứu khác lầm đường lạc lối, có thể dẫn đến những chính sách công sai lầm và có thể gây hại cho bệnh nhân khi những quyết định lâm sàng lại dựa trên nguồn thông tin sai sót. Continue reading

Wolfgang Stroebe – Quyền năng phảng phất trong những thông điệp ẩn tàng

Wolfgang Stroebe

Quyền năng phảng phất trong những thông điệp ẩn tàng

 Duy Đoàn chuyển ngữ

Liệu những mẩu quảng cáo ngầm ẩn có ảnh hưởng đến cách hành xử của ta hay không? Các nghiên cứu mới thì bảo có – nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định.

Sự khai sinh của phương pháp quảng cáo ngầm ẩn trông gần như là kịch bản của một chương trình truyền hình. Trong câu chuyện có thật này, tâm điểm chú ý dồn vào James M. Vicary, một nhà nghiên cứu độc lập về marketing.

Ngày 12/9/1957, Vicary tổ chức họp báo để đưa tin về kết quả một cuộc thí nghiệm khác thường. Suốt quãng thời gian sáu tuần trong mùa hè trước đó, trong khi người ta đang xem phim Picnic, ông ấy đã sắp xếp sao cho những câu khẩu hiệu – cụ thể là “Hãy ăn bỏng ngô” và “Hãy uống Coca-Cola” – cứ mỗi năm giây lại nhấp nháy trong ba mili-giây trên màn ảnh chiếu phim ở Fort Lee, N.J. Vicary đưa ra lí lẽ rằng những thông điệp này phát ra nhanh đến mức khán giả sẽ không đọc được nhưng vừa đủ để họ ghi nhận một cách vô thức ý nghĩa của các thông điệp đó. Để chứng minh, ông đưa ra dữ liệu cho thấy rằng các thông điệp kia đã làm doanh thu bán soda ở rạp hát tăng lên 18 phần trăm và doanh thu bỏng ngô tăng lên 58 phần trăm.

Công chúng lúc ấy đã phản ứng giận dữ. Phát hiện của Vicary trực tiếp dẫn đến nỗi sợ của dân chúng vào lúc đó, họ sợ rằng Madison Avenue có thể kiểm soát khách hàng như mấy con búp-bê vô hồn. Ý tưởng cho rằng quảng cáo có thể được phát sóng ngầm ẩn đi, nằm bên dưới ngưỡng chú ý bằng nhận thức, dường như trông giống với việc tẩy não. Ngày 5/10/1957, ba tuần sau sự kiện họp báo của Vicary , Norman Cousins, tổng biên tập của tờ Saturday Review, viết một bài báo với nhan đề “Làm hoen ố tiềm thức” (Smudging the Subconscious), ở bài báo đó ông công kích chiến dịch quảng cáo “đã đột nhập vào những phần sâu thẳm và riêng tư nhất của tâm thức con người và để lại nhiều vết xước.” Cục Tình báo Trung ương (CIA) nhanh chóng đưa ra một bản báo cáo về tiềm năng khả dụng của việc nhận thức ngầm ẩn. Cuốn sách The Hidden Persuaders của Vance Packard – mô tả chi tiết tuyên bố của Vicary – chỉ trong một đêm đã trở thành sách bán chạy nhất lúc đó. Khi sức ép công chúng tăng lên, để đáp lại thì Vương quốc Anh, Úc và National Association of Broadcasters (Hiệp hội Phát thanh viên Quốc gia) ở Mĩ, tất cả đều cấm việc quảng cáo ngầm ẩn không ai thấy.  Continue reading

Ingrid Wickelgren – Cố gắng để quên

Ingrid Wickelgren

Cố gắng để quên

Duy Đoàn chuyển ngữ

Khả năng buông cho suy nghĩ và trí nhớ trôi đi hậu thuẫn cho một trạng thái tinh thần minh mẫn, cho một trí năng sắc bén – và thậm chí giúp cho bộ nhớ tốt hơn

Solomon Shereshevsky có thể thuật lại nguyên bài nói chuyện, từng từ một, sau khi nghe chỉ một lần. Trong mấy phút, anh ta ghi nhớ những công thức toán phức tạp, những đoạn văn bằng tiếng nước ngoài và mấy bảng biểu chứa 50 con số hoặc các âm tiết vô nghĩa. Dấu hiệu của những chuỗi này được in hằn lâu dài trong bộ não của anh ta đến mức anh ấy có thể tái tạo lại chúng sau nhiều năm, theo nhà tâm lí học người Nga Alexander R. Luria, người đã viết về người đàn ông mà ông gọi đơn giản là “S” trong cuốn The Mind of a Mnemonist.

Nhưng sức nặng của toàn bộ kí ức, chất chồng lên nhau trong bộ não, đã tạo ra sự lẫn lộn gây thương tật. S khong thể hiểu được ý nghĩa câu chuyện, bởi vì các từ ngữ cứ chen vào làm cản trở. “Không,” [S] sẽ nói. “Điều này là quá nhiều. Mỗi từ gọi ra những hình ảnh, chúng xung đột lẫn nhau, và kết quả là sự hỗn loạn. Tôi không thế làm gì bởi vì vậy.” Khi người ta yêu cầu S đưa ra quyết định, với vai trò chủ trì của một nhóm liên hiệp, thì anh ta không thể phân tích tình huống theo tổng thể, mắc sai sót khi anh ta cứ đi theo những chi tiết không liên quan. Anh ta kiếm sống bằng việc trình diễn những kì tích của trí nhớ.  Continue reading

Keith Oatley – Trong tâm trí kẻ khác

Keith Oatley

Trong tâm trí kẻ khác

Duy Đoàn chuyển ngữ

Đọc sách hư cấu có thể tăng cường mối ràng buộc xã hội của bạn và thậm chí thay đổi cả tính cách.

Chúng ta nhận ra nhân vật Long John Silver của Robert Louis Stevenson nhờ vào sự hiện diện oai vệ của anh ta, khuynh hướng khắc kỉ, và anh ta bị mất chân trái, cái chân bị cưa ngay bên dưới hông. Mặc dù chúng ta nghĩ chúng ta biết về một Silver tinh nghịch, nhưng các nhân vật như anh ta thì không tồn tại ở cõi nhân gian này, như chính Stevenson đã thừa nhận trong tờ Longman’s Magazine năm 1884. Ông ta mô tả các nhân vật hư cấu giống như sự tuần hoàn – là những vật trừu tượng. Các nhà khoa học dùng sự tuần hoàn để giải quyết các bài toán vật lí, và nhà văn và độc giả đều dùng các nhân vật hư cấu để nghĩ về con người trong thế giới xã hội.  Continue reading

Jeremy Hsu – Những bí mật của việc kể chuyện

Jeremy Hsu

Những bí mật của việc kể chuyện

Duy Đoàn chuyển ngữ


Khi Brad Pitt bảo với Eric Bana trong bộ phim Troy năm 2004 rằng “không có hiệp ước giữa sư tử và loài người,” thì anh ta không phải đang trích dẫn câu nói khôn ngoan đó từ ngòi bút của nhà biên kịch Hollywood. Anh ta đang nói ra những ngôn từ của Achilles bằng tiếng Anh khi mà Homer đã viết chúng ra bằng tiếng Hi-lạp hơn 2,000 năm trước trong Iliad. Câu chuyện về Cuộc chiến Trojan đã hớp hồn bao thế hệ người nghe trong khi được nâng cấp từ bản nguyên gốc, vốn là một bản thiên anh hùng ca được phát ngôn bằng lời, thành những phiên bản được viết ra trên giấy, và cuối cùng trở thành chuyển thể của một số bộ phim. Sức thu hút của câu chuyện vượt ra khỏi thời gian, ngôn ngữ và văn hoá trở nên rõ ràng thậm chí đến ngày nay, bằng cớ là phim Troy đã thành công vang dội khắp thế giới. Continue reading

Bruce Hood – Niềm say mê đối với vật sở hữu

Bruce Hood

Niềm say mê đối với vật sở hữu

Duy Đoàn chuyển ngữ

 
Sở hữu đồ vật đóng vai trò quan trọng trong bản sắc của loài người.
 
 
Continue reading

Diana Deutsch – Nói theo thanh điệu


Diana Deutsch

Nói theo thanh điệu

Duy Đoàn chuyển ngữ


Âm nhạc và ngôn ngữ là những đối tác của nhau ở trong bộ não. Cảm nhận của ta về bài hát giúp ta học được cách nói, cách đọc và thậm chí là kết bạn.  Continue reading