Philip Kennicott – Điểm sách ‘Architecture’s Odd Couple’

(Ảnh: The Washington Post)

(Ảnh: The Washington Post)

Philip Kennicott

Điểm sách ‘Architecture’s Odd Couple’

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

“Khi các kiến trúc sư sinh lòng tị nạnh, tức là luôn có điều gì đó đặc biệt đang diễn ra”, theo lời Ulrich Franzen, một kiến trúc sư trường phái thô dã (brutalist), mất năm 2012. Ông ta là một trong số nhiều nhân vật khuấy động cuốn sách tiểu sử kép thú vị về Frank Lloyd Wright và Philip Johnson. “Architecture’s Odd Couple” lần theo sự nghiệp của hai kiến trúc sư trường mệnh một cách phi thường này từ thuở đầu thế kỉ 20 cho đến lúc sắp sửa khép lại thế kỉ đó. Cuốn sách phác nên hoàn cảnh tranh đua – và thi thoảng còn là mối quan hệ cá nhân kịch liệt – như là một vũ khúc thận trọng lúc thì toát vẻ khinh thị lúc thì biểu lộ sự nể vì,, và kì cùng là sự ảnh hưởng cùng sự cạnh tranh, giữa hai người đàn ông đã đưa kiến trúc Mĩ đi từ thời Victoria đến sự hiện xuất của chủ nghĩa hậu hiện đại vào thập niên 1970. Continue reading

[Điểm sách] Tội ác và trừng phạt của Fyodor Dostoevsky

IMAG_1490

Tác giả : Fyodor Mikhailovich Dostoevsky

Người dịch : Cao Xuân Hạo – Cao Xuân Phổ

(Dịch từ bản tiếng Nga năm 1960)

Các tác phẩm của Dostoevsky (Dos) tôi đọc không nhiều cũng chẳng ít. Để nói về con người cho ra dáng con người, trước kia tui nghĩ chắc chẳng có ai thay thế Dos được. Và tới bây giờ vẫn nghĩ vậy. Chắc do tui đọc ít, Lev Tolstoi còn chưa đụng đến cuốn nào. Qua các tác phẩm, Dos cho tui hai cảm giác khá lạ, sợ và e ngại. Sợ vì làm sao có thể che dấu mình trước tay người Nga này, ông ta thấu suốt cả đường đi nước bước của hầu hết các kiểu người trong xã hội. Văn ông có tính hiện đại trong mọi thời đại, ai nói điều này chắc hẳn cũng đã cảm nhận được, Dos còn sẽ đúng trong rất lâu nữa. Vì dù nền văn minh có phát triển như tên bay chó chạy thì trạng thái tâm lý hay tinh thần của con người lại tản bộ nhàn rỗi, khó thay đổi dù qua rất nhiều thời gian. Với từng kiểu người cụ thể, ông miêu tả họ rành rọt và chi tiết đến độ ta phải tin rằng hắn có thật ở ngoài đời sống chứ chả phải tưởng tượng gì ráo. Từ những cảm xúc nhỏ nhặt, những hành động vô thức, các mục đích tự thân hay xa xôi miên viễn. Thiệt tình nếu được gặp ông chắc tui phải vừa mừng vừa sợ cùng lúc. Còn về cảm giác e ngại, e ngại vì ông là người đau khổ, điều này tui khá chắc. Mà thứ đau khổ của ông lại rất khó được thông cảm vì chẳng ai đủ hiểu để thông cảm cả. Nên thôi, cứ giữ lấy mình ông. Rỉ rả cho nhân thế vài bộ sách rứa là mừng rồi.

Lại nói về cuốn Tội ác và trừng phạt, mới đọc xong lúc chiều. Nếu nói đến cảm xúc thì đọc cuốn nào của Dos cũng cho ta những cảm giác xuyên suốt kiểu như bàng hoàng, kinh ngạc, hân hoan … nói chung rất mạnh. Mà giọng ông thì đều đều, ra chiều lí giải, phân tích nhưng thật ra là đối thoại. Độc thoại cũng có nhưng đối thoại lại nhiều hơn. Thủ pháp mà ông xài thì chắc nhiều người không đọc Dos mà đọc mấy bài luận thì cũng thấy các khái niệm như tính “đa thanh”, “phức điệu”… được xem là tiêu biểu. Thực ra nó là gì? và như thế nào ? Tui ko phải là nhà nghiên cứu hay phê bình gì cả để mà giải thích cho cặn kẽ. Đơn giản là ông ta đưa các nhân vật có tính cách thế này, tư tưởng thế nọ – nói qua thế thôi nhưng cũng rất đầy đủ, sâu sắc- ra giữa cuộc sống, rồi sau đó miêu tả lại những gì mà các nhân vật ấy gặp phải. Tức là những đối thoại liên tiếp của nhiều nhân vật hoặc đối thoại nội tâm. Những mâu thuẫn khiến cho các nhân vật phải tự nhìn nhận vấn đề, đối chiếu bản thân, từ tính cách mình lại phản hồi bằng hành động, suy nghĩ, tâm tư…Cái hay ở đây là mọi diễn biến về tâm lý, thái độ diễn ra tự nhiên, tức là con người phải như vậy, cảm xúc con người không như toán học, không có sự chính xác nào cả. Nó thực và rất tự nhiên. Nếu một tác giả nào mô tả càng chính xác cái hiện thực phải xảy ra thì càng thành công. Dos làm được điều đó rất xuất sắc. Lâu lâu lại có vài đoạn độc thoại hoặc mô tả, thường là nhằm làm nỗi bật một kiểu người trong xã hội, về bản chất của người hay nhóm người này, những đặc trưng tiêu biểu về tính cách hay hệ thống các giá trị cơ bản. Về phần thủ pháp thì với tui nói tới đó chắc cũng đủ. Còn lại thì các vị phải đọc để biết thực hư thế nào.  Continue reading

Đọc tập tuỳ bút “Quê hương tôi” của Tràng Thiên (Võ Phiến)

Tràng Thiên còn có một bút danh khác nổi tiếng hơn, được nhiều người biết đến nhất, là Võ Phiến. Những bài tuỳ bút trong tập “Quê hương tôi” trước đây cũng được xuất bản dưới bút danh Võ Phiến, do vậy tôi mạn phép dùng tên Võ Phiến khi đề cập đến tác giả và tập tuỳ bút này, chứ không dùng cái tên Tràng Thiên xa lạ kia.

Trong tập tuỳ bút này, Võ Phiến bàn về đủ chuyện của nước Việt: từ chiếc áo dài, cho đến những món ăn, rồi những tập tục, tiếng nói, ngôn ngữ, v.v.. Dù là bàn luận về chuyện gì, thì trong đó luôn hàm chứa một nỗi niềm trăn trở, khắc khoải của tác giả. Như khi nói về chiếc áo dài, Võ Phiến cũng mô tả nó thướt tha chỗ nào, hợp với vóc dáng người phụ nữ Việt ra làm sao, nhưng chỉ có vài dòng đại khái thôi, bởi cái chính mà ông muốn nói ở đây không phải là áo dài, mà là cái “tâm hồn mặc áo dài”. Ông cũng nói về bộ kimono truyền thống của Nhật, như để đối chiếu so sánh với chiếc áo dài truyền thống của Việt-nam:  Continue reading

Gallery

Đọc bộ “Tổ tiên của chúng ta” của Italo Calvino

This gallery contains 4 photos.

Đầu tháng chín, Hiệp sĩ không hiện hữu , tác phẩm cuối cùng trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta của Italo Calvino, đã được Nhã Nam phát hành.  Đối với những người đọc say mê văn của Italo Calvino, … Continue reading

Rate this:

Nửa đêm ở hội hè miên man


Đọc cuốn A Moveable Feast (Hội hè miên man) của Ernest Hemingway và xem phim Midnight in Paris (2011) của Woody Allen

Một Paris của Hemingway

Ernest Hemingway (1899-1961), đoạt giải Nobel Văn chương năm 1954, là một trong những nhà văn vĩ đại của văn chương Mĩ nói riêng và văn chương thế giới nói chung. Ông có một cuộc đời trai trẻ sôi động, từng tham gia cả hai cuộc chiến tranh thế giới và cả nội chiến Tây-ban-nha, và phiêu bạc đây đó ở châu Âu những năm 1920. Tuổi trẻ của Hemingway rất phong phú và hào sảng, trong đó đặc biệt nhất là khoảng thời gian ông sống tại Paris cùng với người vợ đầu của mình, Hadley. Cuốn sách A Moveable Feast của Hemingway chính là hồi ức của ông về những năm tháng tận hưởng cái không khí và phong thái của kinh đô nước Pháp, một cuốn sách mà mãi đến sau này khi Hemingway qua đời thì người ta mới phát hiện ra. Toàn bộ cuốn sách như những nét phác thảo sơ lược chứ không phải là một biên niên kí, nên độc giả sẽ không biết được toàn bộ đời sống của ông tại Paris thời điểm đó. Có hai mươi phần nhỏ trong cuốn sách, hầu hết các phần độc lập với nhau, mỗi phần là một trải nghiệm ngắn ngủi, một cái nhìn lướt qua về một khía cạnh nào đó, và tất cả đều góp phần tạo nên một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống thời trẻ của Hemingway ở Paris.  Continue reading

Italo Calvino – Se una notte d’inverno un viaggiatore

Trước khi tôi đọc cuốn sách có tựa này, tôi đã mắc bẫy của ông Italo.Bẫy như sau.
Bạn có hai cách chọn sách. Một, trong dịp ngẫu nhiên nào đó, một cuốn sách rơi vào tay bạn. Bạn đọc. Đọc chăm chú. Hai. Đa số trường hợp không ngẫu nhiên chút nào, do chúng ta là loại người dễ bị kích động bởi sự tò mò từ đám đông. Từ truyền hình, cải lớn cải nhỏ nào đó, chúng ta bị lung lạc, quyến dụ nên xem một cuốn sách.
Bạn có thể đứng ngoài đám đông bằng cách tách xa bọn người ấy, hoặc có thế không liên lạc dưới bất kì hình thức nào để nằm ngoài tầm ảnh hưởng về tin đồn 1 cuốn sách.
Có thể khi nghe được một cái tên trong mọi cái tên, bạn sẽ gõ tìm trên google.Bạn dại dột khi hành động như vậy. Vì như thế chẳng khác nào bạn chui vào cái rọ. Continue reading

Đọc “Nếu một đêm đông có người lữ khách” của Italo Calvino

“Nếu một đêm đông có người lữ khách” là tác phẩm mới nhất của Italo Calvino được chuyển ngữ sang tiếng Việt, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chuyển ngữ tác phẩm này từ bản tiếng Anh (của William Weaver), và là tác phẩm thứ ba của Italo Calvino có văn bản bằng tiếng Việt, sau hai cuốn “Palomar”“Nam tước trên cây”. Continue reading