Umberto Eco – Sức tưởng tượng ảo

 

Umberto Eco

Sức tưởng tượng ảo

Duy Đoàn chuyển ngữ

Bằng sức mạnh của máy tính và internet, liệu sách có bị biến đổi thành “cấu trúc siêu văn bản” vô hạn mà tại đó độc giả cũng là tác giả?

Ngày nay, tồn tại hai dạng sách: những cuốn để đọc và những cuốn để tham khảo. Với sách-để-đọc, bạn bắt đầu ở trang 1, chẳng hạn tại đó tác giả bảo bạn biết về một hành vi phạm tội. Bạn theo dõi đến cuối sách, khi đó bạn phát hiện ra ai có tội. Kết thúc cuốn sách; kết thúc trải nghiệm đọc. Chuyện tương tự xảy ra cho dù bạn đọc triết, Husserl chẳng hạn. Tác giả mở màn ở trang đầu, và dõi theo một chuỗi các tra vấn nhằm cho bạn thấy được cách ông ta đi đến kết luận.

Dĩ nhiên bách khoa thư không bao giờ được làm để đọc từ bìa này đến bìa nọ. Nếu tôi muốn biết liệu Napoleon có thể gặp Kant hay không, tôi lấy quyển K và N và phát hiện rằng Napoleon sinh năm 1769 và chết năm 1821, và Kant sinh năm 1724 và chết năm 1804. Có thể hai người này đã gặp nhau. Để biết chính xác, tôi tham khảo tiểu sử của Kant. Tiểu sử của Napoleon, người đã gặp nhiều người, có thể bỏ qua cuộc gặp gỡ với Kant; tiểu sử của Kant hẳn sẽ không bỏ qua thế.

Máy tính đang bắt đầu thay đổi tiến trình đọc. Với một siêu văn bản, ví dụ vậy, tôi có thể yêu cầu tất cả mọi trường hợp trong đó tên của Napoleon có liên kết với Kant. Tôi có thể làm việc đó trong vài giây. Siêu văn bản sẽ khiến bách khoa thư giấy bị lỗi thời. Nhưng mặc dù máy tính đang lan ra một hình thức đọc viết mới, nhưng chúng không thể thoả mãn tất cả các nhu cầu trí tuệ mà chúng kích thích. Continue reading

Umberto Eco – Trang Web vẫn cứ ở đây

 

Umberto Eco

Trang Web vẫn cứ ở đây

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Alastair McEwen

 

Cách đây không lâu tôi có công bố một bức thư ngỏ gửi đến cháu trai của tôi, khuyến khích nó phát triển trí nhớ của mình bằng cách (trong số nhiều cách khác) kháng cự lại niềm thôi thúc lấy mọi thông tin từ Internet. Đổi lại, cộng đồng mạng cáo buộc tôi vào tội chống Internet. Nhưng điều đó cũng giống giống việc bảo rằng nếu ai đó chỉ trích những người chạy quá nhanh trên quốc lộ hoặc lái xe trong lúc say xỉn thì đó là người chống lại xe hơi.

Trái lại, khi đáp lại bài báo gần đây của tôi về các thí sinh trẻ tham dự cuộc thi đố, những người đã để lộ ra sự ngu dốt của thế hệ mình bằng cách đoán Hitler và Mussolini vẫn còn sống vào thập niên 1960 và 1970, thì kí giả Ý Eugenio Scalfari đã chỉ trích tôi (một cách đằm thắm) trên tờ tạp chí L’Espresso về cái sự thừa mứa đối nghịch lại, bảo rằng tôi tin cậy quá nhiều vào Internet ở vai trò một nguồn thông tin.

Scalfari, sáng lập viên tờ báo La Repubblica, để ý thấy rằng Web, với những tác động đồng nhất đối với những kí ức tập thể nhân tạo của nó, gần như không cho người trẻ chút động lực nào để rèn luyện trí nhớ của bản thân. Sau rốt, tại sao lại bận tâm việc ghi nhớ một sự kiện khi mà lúc nào nó cũng có sẵn đó chỉ với một cú nhấp chuột? Scalfari còn nhận xét rằng mặc dù việc dùng Internet mang lại cho ta cảm giác nối kết mình với phần còn lại thế giới, nhưng kì cùng nó lại là một bản án cô độc mà ta tự áp đặt. Continue reading

Umberto Eco – Những người lãng quên lịch sử

 

Umberto Eco

Những người lãng quên lịch sử

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Alastair McEwen

 

Đó là sự thật hiển nhiên khi cho rằng người trẻ thiếu mất kiến thức lịch sử tổng quát. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, đối với nhiều người trẻ thì quá khứ đã dần trải ra thành một quầng tinh vân to lớn. Đó là lí do tại sao, trong một bức thư công khai được công bố trên tờ tạp chí Ý L’Espresso, gần đây tôi khuyên đứa cháu trai đang độ tuổi thiếu niên hãy luyện tập trí nhớ của nó bằng cách học thuộc lòng những bài thơ dài.

Tôi sợ rằng những thế hệ trẻ ngày nay đang có nguy cơ đánh mất đi sức mạnh của kí ức cá nhân lẫn kí ức tập thể. Những cuộc khảo sát đã hé lộ cho biết những loại quan niệm sai lầm cứ tồn tại dai dẳng trong đầu những người trẻ được cho là có học thức: chẳng hạn, tôi đọc được rằng nhiều sinh viên đại học Ý tin rằng Aldo Moro là lãnh đạo của tổ chức quân sự Lữ đoàn Đỏ (Brigate Rosse), trong khi thực tế ông ấy là thủ tướng Ý và Lữ đoàn Đỏ chịu trách nhiệm cho cái chết ông ấy vào năm 1978. Continue reading