Động vật giúp trẻ tự kỉ cải thiện hành vi giao lưu tích cực

Sự hiện diện của động vật có thể giúp trẻ tự kỉ gia tăng đáng kể những hành vi giao lưu tích cực, kết quả rút ra từ cuộc nghiên cứu công bố ngày 20/2/2013 trên tập san PLOS ONE, được tiến hành bởi Marguerite E. O’Haire và các đồng nghiệp ở trường University of Queensland, Úc.

Những nhà nghiên cứu đã đối chiếu cách thức những đứa trẻ tự kỉ từ 5-13 tuổi tương tác với người lớn với những đứa trẻ phát triển bình thường đồng trang lứa ở hai trường hợp: khi có mặt hai con chuột lang và trường hợp còn lại là chỉ có đồ chơi. Họ phát hiện rằng khi có mặt loài vật thì trẻ tự kỉ biểu hiện ra được nhiều hành vi giao lưu hơn, chẳng hạn như nói chuyện, nhìn vào mặt người khác, và giao tiếp đụng chạm với nhau. Trẻ tự kỉ còn cho thấy khi có mặt loài vật thì chúng dễ đón nhận những lời tiếp chuyện từ mấy đứa trẻ khác hơn so với trường hợp chỉ có đồ chơi. Sự hiện diện của loài vật còn giúp trẻ tự kỉ cười nhiều hơn và bớt nhăn nhó khó chịu, bớt rên rỉ và khóc lóc hơn so với trường hợp trẻ chơi với đồ chơi.  Continue reading

John W. Santrock – Trí nhớ của trẻ thời thơ ấu

Trí nhớ của trẻ được cải thiện đáng kể sau 2 tuổi. Đôi khi trí nhớ dài hạn của trẻ lứa tuổi mầm non có vẻ không ổn định, nhưng chúng có thể nhớ được rất nhiều thông tin nếu được gợi nhắc phù hợp.

Một trong những lí do khiến trẻ nhớ ít hơn người trưởng thành là vì chúng không thành thạo bằng người lớn trong nhiều lĩnh vực, nhưng lượng tri thức đang tăng trưởng của chúng là nguồn lực giúp cải thiện khả năng ghi nhớ. Ví dụ, khả năng nhớ lại những gì đã thấy trong chuyến thăm thư viện của một đứa bé phụ thuộc rất nhiều vào những gì chúng biết về thư viện, như vị trí của các loại sách được sắp xếp theo từng chủ đề, làm sao để kiểm tra sách, và nhiều điều khác. Nếu một đứa trẻ gần như không biết gì về thư viện, nó sẽ khó lòng nhớ được những gì đã nhìn thấy trong chuyến thăm đó.

Thuyết dò theo dấu mờ (fuzzy trace theory) gợi ra một hướng khác về cách thức phát triển của trí nhớ suốt thời thơ ấu. Ta biết trẻ nhỏ có khuynh hướng mã hoá, lưu trữ và khôi phục lại các dấu vết một cách nguyên vẹn, trong khi trẻ ở độ tuổi tiểu học bắt đầu dùng cách ghi nhớ đại ý. Việc ghi nhớ đại ý giúp tăng cường khả năng lần dò lại các kí ức. Các nguồn lực giúp cải thiện trí nhớ của trẻ bao gồm sự thay đổi biên độ nhớ và các chiến lược được chúng sử dụng.

Continue reading

John W. Santrock – Trí nhớ của em bé

Chuyên gia nổi tiếng về nuôi dạy trẻ Penelope Leach (1990) từng nói với các phụ huynh rằng các em bé từ 6 tới 8 tháng tuổi không thể ghi nhớ được hình ảnh của cha mẹ chúng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em lại phát hiện thấy các em bé khoảng 3 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ trong một chừng mực nào đó (Courage, Howe, & Squires, 2004).

Những kí ức ban đầu    

Carolyn Rovee-Collier (1987, 2007; Rovee-Collier & Cuevas, 2009) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm chứng tỏ trẻ sơ sinh có thể ghi nhớ thông tin vận động cảm giác (perceptual-motor). Trong một thí nghiệm tiêu biểu, cô đặt một em bé vào nôi, bên dưới một vòng quay có những chi tiết phức tạp, rồi buộc một dải băng vào cổ chân em bé, đầu còn lại của dải băng được buộc vào vòng quay. Em bé đá chân làm vòng quay chuyển động (xem hình 7.5). Mấy tuần sau, em bé được đặt trở lại vào nôi nhưng lần này chân bé không được buộc dải băng. Em bé đá chân như thể muốn làm cho vòng quay chuyển động. Tuy nhiên, nếu vòng quay chỉ hơi thay đổi một chút thì bé sẽ không đá chân. Nếu vòng quay được trả lại nguyên dạng ban đầu như lúc được buộc với cổ chân em bé thì bé sẽ đá chân trở lại. Theo Rovee-Collier, dù chỉ mới được 2 tháng rưỡi nhưng bộ não của trẻ đã phát triển chi tiết tới mức đáng kinh ngạc.  Continue reading

John W. Santrock – Giấc ngủ của trẻ trong thời thơ ấu & thời niên thiếu

Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ nhỏ nên được ngủ từ 11 tới 13 tiếng mỗi đêm (National Sleep Foundation, 2010). Hầu hết trẻ nhỏ đều ngủ một giấc dài vào ban đêm và một giấc ngắn vào ban ngày.

Sau đây là thí nghiệm trong một nghiên cứu gần đây về những vấn đề liên quan tới giấc ngủ của trẻ. Một cuộc khảo sát trên toàn quốc đã chỉ ra rằng trẻ sẽ thiếu ngủ nếu chúng có các triệu chứng trầm cảm, những vấn đề trường lớp, hoặc sức khoẻ cha mẹ suy giảm, hoặc phải sống trong một gia đình luôn hục hặc với nhau, và phải sống bên cạnh những người hàng xóm không đem lại cảm giác an toàn (Smaldone, Honig, & Byrne, 2007).

Một đánh giá cho thấy hơn 40% trẻ nhỏ mắc phải các vấn đề về giấc ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời (Boyle & Cropley, 2004). Những vấn đề về giấc ngủ mà trẻ có thể gặp là chứng ngủ rũ (vô cùng buồn ngủ vào ban ngày), chứng mất ngủ (rất khó ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ), và gặp phải ác mộng (Nevsimalova, 2009; Sadeh, 2008).

Một nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ từ 3 tới 8 tuổi gặp vấn đề về giấc ngủ cũng sẽ dễ gặp phải các vấn đề về phát triển trong thời niên thiếu, như dễ sử dụng thuốc kích thích hoặc dễ bị trầm cảm.  Continue reading

John W. Santrock – Giấc ngủ của em bé

Em bé thường ngủ bao nhiêu? Có những vấn đề đặc biệt nào liên quan tới giấc ngủ của em bé không?

Chu kì ngủ/thức

Khi còn là em bé (0-2 tuổi), giấc ngủ tiêu hao thời gian của ta nhiều hơn lúc trưởng thành. Trẻ mới chào đời ngủ từ 16 tới 17 tiếng đồng hồ mỗi ngày, một số trẻ có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn. Thời gian ngủ dao động trong khoảng ít nhất từ 10 tiếng tới nhiều nhất là 21 tiếng đồng hồ, dù thời gian dài nhất của giấc ngủ không phải lúc nào cũng ở khoảng từ 11 giờ sáng tới 7 giờ tối. Tuy giấc ngủ ở trẻ là như nhau, nhưng giấc ngủ trong ngày của chúng không phải lúc nào cũng tuân theo một nhịp độ nhất định. Trẻ có thể thay đổi giấc ngủ dài 7 tới 8 tiếng thành ba hoặc bốn giấc ngủ ngắn chừng vài tiếng đồng hồ. Trẻ khoảng 1 tháng tuổi thường ngủ giấc dài vào ban đêm. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ thường có giấc ngủ gần giống với giấc ngủ của người trưởng thành, ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày.  Continue reading

Kĩ năng ngôn ngữ và khả năng kiểm soát cơn giận ở trẻ

Những đứa trẻ nào lúc nhỏ (0-2 tuổi) có khả năng ngôn ngữ phát triển tốt thì lúc lớn hơn một chút (lứa tuổi mẫu giáo) sẽ có khả năng kiểm soát cơn bực dọc và ít thể hiện cơn giận của mình. Đó là kết luận từ một nghiên cứu dài hơi của các nhà nghiên cứu thuộc trường Pennsylvania State University, được công bố trên tập san Child Development.

“Đây là lần đầu tiên một chứng cứ rút từ một nghiên cứu dài hơi về việc năng lực phát triển ngôn ngữ ở thời kì đầu cho ta biết trước những đặc điểm trong khả năng điều tiết cơn giận của trẻ ở giai đoạn sau”, theo lời của Pamela M. Cole – giáo sư tâm lí học, khả năng phát triển con người và gia đình học của trường Pennsylvania State University, và là nhân vật chính yếu trong cuộc nghiên cứu này.

Việc bùng nổ cơn giận như quấy khóc là thứ người ta thường thấy ở trẻ nhỏ từ 0 đến 2 tuổi, nhưng vào độ tuổi trẻ đến trường, thì người lớn mong chúng có thể tự chủ hơn. Để giúp chúng đạt được điều này, người ta dạy trẻ các kĩ năng ngôn ngữ như dạy trẻ biết cách dùng lời của mình để truyền đạt ý định. Nghiên cứu này tìm cách xác định xem liệu việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ có liên hệ gì đến việc phát triển khả năng kiểm soát cơn giận. Liệu việc phát triển năng lực ngôn ngữ có làm giảm đi cơn giận của trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 4?  Continue reading

John Santrock – Phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

John Santrock

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Duy Đoàn chuyển ngữ

Theo một sử gia thời xưa, vị hoàng đế nước Phổ thế kỉ 13, Frederick II, có một ý tưởng dã man. Ông ta muốn biết trẻ con sẽ nói thứ tiếng gì nếu không ai nói chuyện với chúng. Ông chọn ra vài đứa trẻ sơ sinh và doạ giết những người chăm nom nếu họ nói chuyện với bọn trẻ. Frederick không bao giờ phát hiện được bọn trẻ sẽ nói thứ tiếng gì bởi vì tất cả chúng đều chết. Khi bước vào thế kỉ 21, chúng ta vẫn còn tò mò về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, mặc dù các thí nghiệm và quan sát của ta ít nhất thì cũng nhân bản hơn nhiều so với cách của Frederick tàn ác kia.

Cho dù nói thứ tiếng gì đi nữa thì trẻ nhỏ trên toàn thế giới luôn theo cùng một con đường phát triển ngôn ngữ. Vậy những cột mốc then chốt cho sự phát triển này là gì?  Continue reading

Hạn chế trẻ tiếp xúc màn hình các thiết bị điện tử

Màn hình của các thiết bị điện tử liệu có tốt cho trẻ con?

Trong một công bố hồi tháng 11/2011, Viện Nhi khoa Hoa Kì (American Academy of Pediatrics) đã khuyên rằng cần phải hạn chế những đứa bé dưới 2 tuổi tiếp xúc màn hình TV, máy tính. Đây là lần thứ nhì Viện Nhi khoa Hoa Kì đưa ra lời khuyên này kể từ năm 1999. Bác sĩ Ari Brown cho biết: “Chúng tôi thấy là đến lúc cần xem lại chuyện này, bởi vì hiện giờ nơi đâu cũng có màn hình TV hay phim ảnh, do vậy thông điệp chúng tôi đưa ra trong thời đại ngày nay càng mang tính thời sự hơn.”

Nghiên cứu cho biết có một số chương trình phim ảnh có lợi về mặt giáo dục đối với những đứa bé trên 2 tuổi, chẳng hạn như giúp chúng cải thiện các kĩ năng xã hội, các kĩ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đối với những đứa bé dưới 2 tuổi thì lại khác, lợi ích giáo dục đến từ các chương trình đó đối với những bé dưới 2 tuổi vẫn còn là một tuyên bố thiếu minh chứng khoa học. Lời khuyên của Viện Nhi khoa Hoa Kì không phải về vấn đề nội dung các chương trình truyền hình hay phim ảnh, mà về vấn đề các chương trình đó không đem lại được ích lợi gì cho bọn trẻ, nếu không muốn nói là còn chứa những nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho trẻ.

Tác động của TV và phim ảnh đối với trẻ dưới 2 tuổi

Có những nghiên cứu cho biết nếu trẻ con dưới 2 tuổi xem quá nhiều chương trình truyền hình, thì chúng sẽ dễ có triệu chứng trì trệ trong việc dùng ngôn ngữ để biểu lộ cảm xúc,  (1) (2) (3)  thậm chí ở những trẻ dưới 1 tuổi thì còn có nguy cơ dẫn đến trì trệ phát triển ngôn ngữ. Bởi lẽ màn hình TV (và các loại màn hình khác) tuy có thể phát tiếng nói, nhưng cái môi trường ngôn ngữ ở màn hình thì không thể nào phong phú bằng ngoài đời thực. Một lẽ quan trọng khác nữa là trẻ con rất cần sự giao tiếp trao đổi qua lại, chẳng hạn như bé cười, thì mẹ bé cười lại, bé thè lưỡi ra, thì mẹ bé cũng thè lưỡi ra lại; đây là những trao đổi quan trọng giúp định hình mô hình giao tiếp luân phiên theo lượt, từ đó làm nền tảng vững chắc cho mối quan hệ gắn kết, thân mật giữa trẻ và cha mẹ. Màn hình TV (và các loại màn hình khác) hoàn toàn thiếu khả năng trao đổi qua lại này.  Continue reading