Ludwig Wittgenstein – Những câu văn trích tuyển

Ludwig Wittgenstein (1889–1951) theo công luận là một trong ba triết gia quan trọng nhất của thế kỉ 20 vừa qua. Hai triết gia kia là: Martin Heidegger (1889–1976) và Jacques Derrida (1930–2004). Tác phẩm của ba triết gia này rất độc đáo và có ảnh hưởng cực lớn trong mọi địa hạt cho tới nay. Wittgenstein là triết gia chuyên về luận lí toán học và triết học về ngôn ngữ. Cũng theo công luận hễ ngôn ngữ nào và quốc gia nào chưa dịch thuật và nghiên cứu về ba triết gia này thì chưa bước vào triết học đương đại cùng với cả thế giới. Đặc biệt có ba cái mốc.

Với Wittgenstein là tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus, chỉ vỏn vẹn có 75 trang, công bố đầu tiên bằng tiếng Đức năm 1918.

Tác phẩm trụ cột của Heidegger là Sein und Zeit (Hữu thể và Thời gian) (1927) bằng tiếng Đức gồm 2 phần, phần đầu đăng tải trên Chuyên san Biên niên về Triết học và nghiên cứu Hiện tượng luận do vị thầy của Heidegger là Edmund Husserl chủ biên. Phần sau cho tới khi tác giả mất không hề được xuất bản.

Derrida là một tác giả hết sức phồn thực nhưng năm xuất hiện kì diệu của ông là 1967 khi cho ra mắt cùng loạt 3 tác phẩm đầu tiên: đó là De la grammatologie (Luận về văn tự học), La Voix et le Phénomène (Tiếng nói và Hiện tượng), L’Écriture et la différence (Văn tự và dị biệt).

Tác phẩm của cả ba triết gia này đều vô cùng súc tích, độc đáo và khó khăn đối với người đọc, kể cả các triết gia, vì tính chất cách mạng, sáng tạo, giải cấu trúc và phê phán mấy thiên niên kỉ triết học của phương Tây, đặc biệt là về bản thể luận tức siêu hình học, tri thức luận, nền tảng của luận lí và triết học về ngôn ngữ.

Năm nay 2018, đúng 100 năm sau khi tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus ra đời, công chúng Việt nam đã có bản dịch đầu tiên được xuất bản của dịch giả Trần Đình Thắng do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Côngti sách Domino cùng liên kết xuất bản và phát hành.

Để chào mừng sự kiện này và cũng để thân thiện với người đọc, chúng tôi chọn trên mạng Goodreads 307 câu văn trích tuyển đặc sắc của Wittgenstein, có in kèm cả bản tiếng Anh để mọi người tham khảo.

  

120 câu văn trích tuyển của Ludwig Wittgenstein đăng tải trên mạng Goodreads

 

Câu 1–30

  1. “A serious and good philosophical work could be written consisting entirely of jokes.”
    “Một tác phẩm triết học nghiêm túc và tốt có thể được viết gồm toàn những truyện cười.”
  2. “The limits of my language means the limits of my world.”
    “Những giới hạn của ngôn ngữ của tôi có nghĩa là những giới hạn của thế giới của tôi.”
  3. “I don’t know why we are here, but I’m pretty sure that it is not in order to enjoy ourselves.”
    “Tôi không biết tại sao chúng ta ở đây, nhưng tôi khá chắc chắn rằng nó không phải để chúng ta tự sướng.”
  4. “Whereof one cannot speak, thereof one must be silent.”
    “Cái gì người ta không thể nói về, cái đó người ta phải im lặng về nó.”
  5. “Hell isn’t other people. Hell is yourself.”
    “Địa ngục không phải là kẻ khác. Địa ngục là tự thân bạn.”
    [câu này để trả lời cho câu của Jean-Paul Sartre: ‘L’Enfer, c’est les autres.’ (‘Địa ngục, đó là những kẻ khác.’)]
  6. “The real question of life after death isn’t whether or not it exists, but even if it does what problem this really solves.”
    “Câu hỏi thực sự về sự sống sau cái chết không phải rằng là nó tồn tại hay không, nhưng ngay cả nếu nó quả tồn tại, điều này thực sự giải quyết vấn đề gì.”
  7. “Nothing is so difficult as not deceiving oneself.”
    “Không gì khó khăn cho bằng không tự lừa gạt bản thân.”
  8. “I am my world.”
    “Tôi là thế giới của tôi.”
  9. “If people never did silly things nothing intelligent would ever get done.”“Nếu người ta chẳng bao giờ làm những điều ngu ngốc thì chẳng có gì thông minh được làm bao giờ cả.”
  10. “Only describe, don’t explain.”“Chỉ mô tả, đừng giải thích.”
  11. “A man will be imprisoned in a room with a door that’s unlocked and opens inwards; as long as it does not occur to him to pull rather than push.”
    “Một người sẽ bị nhốt trong một căn buồng với một cửa không khoá và mở vào phía trong; chừng nào kẻ đó không nảy ra ý là kéo thay vì đẩy.”
    [trích từ tác phẩm Culture and Value (Văn hoá và giá trị)]
  12. “If we take eternity to mean not infinite temporal duration but timelessness, then eternal life belongs to those who live in the present.”
    “Nếu chúng ta coi vĩnh hằng (eternity) không có nghĩa là sự trường kì vô hạn về thời gian mà là sự vô thời (timelessness), khi ấy đời sống vĩnh hằng thuộc về những ai sống trong hiện tại.”
    [bản tiếng Anh Tractatus Logico-Philosophicus 6.4311 (Luận văn luận lí–triết học) 6.4311 của Pears và McGuinness (1961)]
  1. “Death is not an event in life: we do not live to experience death. If we take eternity to mean not infinite temporal duration but timelessness, then eternal life belongs to those who live in the present. Our life has no end in the way in which our visual field has no limits.”“Cái chết không phải là một sự cố trong đời sống: chúng ta không sống để trải nghiệm cái chết. Nếu chúng ta coi vĩnh hằng (eternity) không có nghĩa là sự trường kì vô hạn về thời gian mà là sự vô thời (timelessness), khi ấy đời sống vĩnh hằng thuộc về những ai sống trong hiện tại. Sự sống của chúng ta không có kết thúc theo cung cách trong đó thị trường của chúng ta không có giới hạn.”
  2. “I am sitting with a philosopher in the garden; he says again and again ‘I know that that’s a tree’, pointing to a tree that is near us. Someone else arrives and hears this, and I tell him: ‘This fellow isn’t insane. We are only doing philosophy.”“Tôi đang ngồi với một triết gia trong vườn; người đó nói đi nói lại ‘Tôi biết rằng kia là một cái cây’, trong lúc chỉ về một cái cây ở gần chúng tôi. Một người khác tới và nghe thấy điều này, tôi bảo người đó: ‘Bạn này không mất trí. Chúng tôi chỉ đang làm triết học.’”
    [trích từ tác phẩm On Certainty (Về sự đoan chắc)]
  3. “Don’t for heaven’s sake, be afraid of talking nonsense! But you must pay attention to your nonsense.”“Chớ sợ nói điều vô nghĩa! Nhưng bạn phải chú ý đến sự vô nghĩa của bạn.”
  4. “The problems are solved, not by giving new information, but by arranging what we have known since long.”“Những vấn đề được giải quyết, không phải bằng sự cho thông tin mới, mà bằng sự sắp xếp những gì chúng ta đã biết từ lâu.”
    [trích từ tác phẩm Philosophical Investigations (Những điều tra triết học)]
  5. “Not how the world is, but that it is, is the mystery.”“Không phải rằng thế giới tồn tại ra sao, mà rằng nó tồn tại, là sự bí nhiệm.”
  6. “Never stay up on the barren heights of cleverness, but come down into the green valleys of silliness.”“Chớ lưu lại trên những chỏm cao cằn cỗi của sự khôn khéo, nhưng hãy đi xuống vào những thung lũng xanh tươi của sự ngu ngốc.”
  7. “Philosophy is a battle against the bewitchment of our intelligence by means of language.”“Triết học là một cuộc chiến đấu chống lại sự mê hoặc của trí khôn chúng ta bằng phương tiện ngôn ngữ.”
    [trích từ tác phẩm Philosophical Investigations (Những điều tra triết học)]
  8. “We are asleep. Our Life is a dream. But we wake up sometimes, just enough to know that we are dreaming.”“Chúng ta đang ngủ. Đời sống chúng ta là một giấc mơ. Nhưng đôi khi chúng ta thức giấc, chỉ vừa đủ để biết rằng chúng ta đang mơ.”
  9. “How small a thought it takes to fill a life.”“Một tư tưởng nhỏ bé xiết bao để làm đầy một đời sống.”
  10. “If you and I are to live religious lives, it mustn’t be that we talk a lot about religion, but that our manner of life is different. It is my belief that only if you try to be helpful to other people will you in the end find your way to God.”“Nếu bạn và tôi sống đời đạo hạnh, chẳng cần phải là chúng ta trò chuyện nhiều về tông giáo nhưng là cách sống của chúng ta khác biệt. Niềm tin của tôi là chỉ nếu bạn gắng sức giúp ích cho những người khác, rốt ráo bạn mới tìm được đường lối của bạn tới Thượng đế.”
  11. “We feel that even if all possible scientific questions be answered, the problems of life have still not been touched at all.”“Chúng ta cảm nhận rằng thậm chí nếu mọi câu hỏi khoa học khả dĩ đều được trả lời, những vấn đề của sự sống vẫn còn chưa hề được chạm tới.”
  12. “To imagine a language is to imagine a form of life.”“Tưởng tượng ra một ngôn ngữ là tưởng tượng ra một hình thức của sự sống.”
  13. “I act with complete certainty. But this certainty is my own.”“Tôi hành động với sự đoan chắc trọn vẹn. Nhưng sự đoan chắc này là của riêng tôi.”
    [trích từ tác phẩm On Certainty (Về sự đoan chắc)]
  14. “If anyone is unwilling to descend into himself, because this is too painful, he will remain superficial in his writing. . . If I perform to myself, then it’s this that the style expresses. And then the style cannot be my own. If you are unwilling to know what you are, your writing is a form of deceit.”“Nếu bất cứ kẻ nào không sẵn lòng để đi xuống vào tự thân, bởi điều này quá đau đớn, kẻ đó sẽ vẫn là hời hợt trong văn viết của mình… Nếu tôi thi hành với tự thân tôi, khi ấy chính điều này văn phong biểu lộ. Và khi ấy văn phong không thể là của chính tôi. Nếu bạn không sẵn lòng biết bạn là gì, văn viết của bạn là một hình thức của sự lừa gạt.”
  15. “When we can’t think for ourselves, we can always quote”“Khi chúng ta không thể suy nghĩ cho chính mình, chúng ta luôn luôn có thể trích dẫn.”
  16. “What can be shown, cannot be said.”
    “Điều gì có thể phô bày, không thể nói lên.”
  17. “It is a dogma of the Roman Church that the existence of God can be proved by natural reason. Now this dogma would make it impossible for me to be a Roman Catholic. If I thought of God as another being like myself, outside myself, only infinitely more powerful, then I would regard it as my duty to defy him.”“Một giáo điều của Giáo hội La mã là rằng sự tồn tại của Thượng đế có thể chứng minh bằng lí lẽ tự nhiên. Bây giờ giáo điều này khiến cho tôi không thể là một người Công giáo La mã. Nếu tôi nghĩ về Thượng đế như một hữu thể khác giống như tự thân tôi, bên ngoài tự thân tôi, chỉ vô cùng quyền lực hơn, khi ấy hẳn tôi sẽ coi bổn phận của mình là thách thức ông ta.”
  18.  “At the core of all well-founded belief lies belief that is unfounded.”“Ở cốt lõi của mọi niềm tin có cơ sở tốt có nằm niềm tin không có cơ sở.”
    [trích từ tác phẩm On Certainty (Về sự đoan chắc)]

Continue reading

Lydia Davis – Bọn chuột

 

Lydia Davis

Bọn chuột

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Bọn chuột sống giữa bốn bức tường nhà chúng tôi nhưng không quấy rầy nhà bếp. Chúng tôi lấy làm hài lòng nhưng không thể hiểu nổi tại sao chúng không vào bếp nhà chúng tôi, nơi chúng tôi đã đặt bẫy, như chúng vào bếp nhà hàng xóm. Mặc dù chúng tôi lấy làm hài lòng, nhưng chúng tôi cũng bực, bởi bọn chuột cư xử như thể có gì đó bất ổn ở bếp nhà chúng tôi. Điều làm cho việc này còn rối trí hơn nữa chính là chuyện nhà chúng tôi kém ngăn nắp hơn nhiều so với mấy căn nhà hàng xóm. Có nhiều thức ăn nằm đây đó trong bếp, nhiều mẩu vụn trên các kệ bếp và mấy mảnh hành tây bẩn thỉu bám vào chân tủ bếp. Thực tế có quá nhiều thức ăn rơi vãi trong bếp đến mức tôi chỉ có thể nghĩ rằng chính bọn chuột sẽ bị điều đó hạ gục. Trong một căn bếp ngăn nắp, quả là thách thức cho chúng để có thể tìm đủ thức ăn đêm này qua đêm nọ để sống cho đến lúc xuân về. Chúng kiên nhẫn săn lùng và nhấm nháp giờ này qua giờ nọ đến khi thoả ý. Tuy vậy, trong bếp nhà chúng tôi, chúng lại đối diện với một thứ quá ư vượt tầm mức so với kinh nghiệm của chúng đến nỗi chúng không thể đương đầu chuyện đó. Chúng có thể đánh bạo ra ngoài một mấy bước, nhưng rồi cảnh tượng và mùi bao trùm nhanh chóng khiến chúng chạy trở lại vào mấy cái hốc, lòng thấy khó chịu và lúng túng trước sự tình rằng chúng không thể bới tìm thức ăn như việc cần phải làm.

Chuyển ngữ tại Sài-gòn
20180205

Nguồn:

Davis, Lydia. “Mice.” Almost No Memory. New York: Picador, 2001.

Olga Dror – Cách Trung-quốc dùng trường học để thu phục Hà-nội

Olga Dror

Cách Trung-quốc dùng trường học để thu phục Hà-nội

Duy Đoàn chuyển ngữ

Vào tháng Mười hai 1966, Việt-nam Dân chủ Cộng hoà, hay Bắc Việt-nam, và Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa đã kí một thoả thuận về việc thành lập các trường học ở Trung-quốc dành cho trẻ em Bắc Việt [ở Quế-lâm], với việc Trung-quốc cung ứng cơ sở vật chất, tiền bạc và thiết bị. Chiến dịch ném bom của Mĩ vào Bắc Việt đang ở mức cao trào, và Hà-nội muốn di tản những học sinh của mình tới một chỗ an toàn hơn.

Điều thật sự phi phàm về nỗ lực giáo dục thông biên giới này là nó khởi sự ngay giữa cuộc Cách mạng Văn hoá Trung-quốc, vốn bắt đầu từ tháng Năm 1966 và huỷ hoại hệ thống giáo dục Trung-quốc (và khiến nền kinh tế Trung-quốc lụn bại). Nhưng người Trung-quốc sẵn sàng khoét một khoảng trống dành cho dân Bắc Việt vì việc làm như thế chính là để phục vụ cho mục đích cao hơn về mặt địa chính trị: đua tranh với Liên Xô hòng giành thế lãnh đạo phong trào cộng sản hoàn cầu. Continue reading

Tiểu thuyết gia Abe Kōbō – Donald Keene

Tôi gặp Abe Kōbō  vào mùa thu năm 1964. Ông đến New York để bàn về việc nhà xuất bản Knopf cho  ra mắt  bản dịch Anh ngữ  tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát (Suna no onna). Tôi quên lí do vì sao ông lại quyết định đến thăm đại học Columbia nhưng tôi nhớ như in chuyến đến thăm của ông ở số 47 Kent Hall. Đi cùng ông có Teshigahara Hiroshi , đạo diễn bộ phim nổi tiếng chuyển thể từ tiểu thuyết này, bộ phim đã giành Giải  thưởng Lớn tại liên hoan phim Cannes cùng năm. Có một phụ nữ trẻ đi cùng họ. Tôi  thú nhận là có hơi bực mình khi được thông báo rằng người phụ nữ trẻ đó sẽ là phiên dịch viên của chúng tôi và để chứng minh mình không cần người phiên dịch, tôi cố tính lảng tránh thậm chí cả việc nhìn cô nàng. Chỉ những năm sau đó tôi mới biết rằng cô ta là Ono Yōko. Continue reading

John Berger – Chiếc giường (Dành cho Christoph Hänsli)

 

John Berger
Chiếc giường (Dành cho Christoph Hänsli)
Duy Đoàn chuyển ngữ

Trên chiếc giường khách sạn ấy, không có một ai, trên chiếc giường kế cạnh cũng không. Trong Anh ngữ, tình huống này có thể được xét thành một từ: “no body (không có một ai)” trở thành “nobody (không-ai-cả)”. Ta không thể hỏi. Không-ai-cả là ai? Hoặc có lẽ ta có thể hỏi (như những ống nước chảy ồng ộc phòng bên) nhưng không câu đáp nào sẽ đến.

Không-ai-cả là không ai cả và cả hai giường đều trống trải. Thậm chí còn không có một nếp nhăn, một dấu vết. Có không-ai-cả.

Không-ai-cả là người yêu dấu của anh hay của tôi, và không-ai-cả là mọi cặp đôi từng chiếm lĩnh căn phòng này. Suốt nhiều năm họ lên tới hàng ngàn người. Họ nằm không ngủ. Họ làm tình. Họ vươn người khắp cả hai giường vốn được kéo lại cạnh nhau. Họ ép vào nhau trên một chiếc giường đôi. Họ về nhà vào hôm sau hoặc họ không bao giờ gặp nữa. Họ kiếm ra tiền hoặc đánh mất nó. Họ bội phản nhau. Họ cứu vớt nhau. Continue reading

Các xu hướng trong văn chương hậu chiến [Nhật Bản] từ 1945 đến những năm 1970 – Kensuke Kōno và Ann Sherif

Suốt các cuộc chiến tranh dài của đế quốc Nhật với Trung Quốc và phe Đồng minh trong những năm 1930 và 1940, người dân ở hậu phương tin vào phương tiện truyền thông in ấn và radio vốn đã bị kiểm soát bởi nhà nước. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, radio truyền đi tin tức về việc tuyên bố đầu hàng của Nhật hoàng. Chỉ hai ngày sau , độc giả thấy trên tờ Asahi một bài thơ có tựa đề “Ichioku  gōkyū” (Những lời than khóc của một trăm triệu người ) do thi sĩ hàng đầu là Takamura Kōtarō  (1883–1956) soạn ra để nói về sự chuyển biến  sững sờ đó. Takamura, tự coi mình là nhà thơ tự do tiên phong và nhà điêu khắc được đào tạo ở Paris, viết một số  tập thơ sau trận Trân Châu Cảng ủng hộ sự bành trướng đế quốc của Nhật Bản đã sử dụng lối nói khoa trương tuyên truyền của thời kì đó.  “Những lời than khóc của một trăm triệu người” không chỉ biểu lộ cú sốc vì thất bại của quốc gia trong một cuộc chiến dài đau đớn mà còn diễn tả cảm giác hoài nghi khi nghe giọng nói của một con người  từ Thiên Hoàng, người được xem như thần.  Takamura  biểu thị lòng tôn kính cố hữu của thần  dân trong đế quốc, xấu hổ khi mà quốc gia đã đẩy nhà vua đến tình trạng cực hạn đó – một quan điểm sớm bị  làm cho phức tạp bởi các vấn đề về trách nhiệm đối với chiến cuộc.  Continue reading

Tiểu thuyết đương đại Nhật Bản – Stephen Snyder

Cuối những năm 1970s, sau thời kì kinh tế tương đối hỗn loạn bởi Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nước Nhật quay lại với sự phát triển nhanh, hướng đến xuất khẩu. Điều này tiêu biểu cho phần  lớn kinh nghiệm thời hậu chiến của  Nhật Bản. Giai đoạn đầu của thời kì này được biết đến trong hồi tưởng như là Nền kinh tế bong bóng, được đánh dấu bởi thị trường chứng khoán và bất động sạn sôi động, vốn đầu tư lớn từ nước ngoài và sự tiêu dùng nội địa tăng mạnh. Sự sung túc vừa phải nhưng đang  gia tăng trong những năm 1960s, vì sự phục hồi thời hậu chiến vẫn được giữ vững,  được thay thế bằng cảm giác  về sức mạnh của nền kinh tế đang tăng trưởng, được phản chiếu trong lòng ngưỡng mộ của nước ngoài dành cho các sản phẩm và thực tiễn quản lí của  Nhật Bản cùng nỗi sợ đối với sức mạnh cuả nền kinh tế Nhật Bản. Sự đối khang chính trị cuối những năm 1960s là một kỉ niệm nhạt nhòa hoặc chỉ là đối tượng của lòng hoài cổ, những hạt giống  dẫn đến những điều đó rút cục  được  gán với “Nước Nhật Tươi Mát” đã được gieo trên mảnh đất nội địa và sẵn sàng để xuất khẩu. Kết thúc những năm 1970s, Nhật Bản trong lối nhìn của chính mình cũng như của thế giới vẫn đang trong quá trình tự tái sinh , văn chương thời kì này phản ánh cảm giác đổ vỡ, thứ định hình lại bối cảnh văn hóa. Continue reading

Perry Link – Khúc thọ nạn của Lưu Hiểu Ba

Ảnh: Liu Xa/New York Review of Books

Perry Link

Khúc thọ nạn của Lưu Hiểu Ba

Duy Đoàn chuyển ngữ

Lời người dịch: Đây coi như là bài điếu văn, do Perry Link chấp bút, dành cho Lưu Hiểu Ba, ngay sau cái chết của ông vào ngày hôm qua (13/7/2017). Một bài viết tóm tắt sự thọ nạn của ông từ bấy đến nay, rất súc tích và rất trúng đích.

Vào cuối thập niên 1960, Mao Trạch Đông 毛泽东, Đại Đà thủ (大舵手/Great Helmsman) của Trung-quốc, khuyến khích trẻ em và thiếu niên nên đối đầu với giáo viên và bố mẹ chúng, tiệt trừ “ngưu quỷ xà thần”, và nói cách khác là “làm cách mạng”. Thực tế điều này nghĩa là đóng cửa các trường học ở Trung-quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã chỉ trích sự thiếu giáo dục của một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba 刘晓波, khôi nguyên Nobel Hoà bình, người bị kết án 11 năm vì tội “khích động lật đổ” chính quyền Trung-quốc, và người đã chết vì ung thư gan hồi thứ Năm (13/7/2017), chính là người minh hoạ cho một hình mẫu khác. Lúc trường học đóng cửa, Lưu, sinh năm 1955, được 11 tuổi, nhưng dẫu sao ông cũng đọc sách, ở bất cứ chỗ nào ông có thể tìm thấy sách. Với việc không giáo viên nào bảo ông biết chính phủ muốn ông nghĩ gì ở những cuốn sách ông đọc, ông bắt đầu tự mình suy tư lấy—và ông yêu thích việc này. Mao tình cờ đã dạy ông một bài học vốn đối nghịch trực tiếp với mục tiêu của chính Mao trong việc cải đổi trẻ em thành những “hồng tiểu binh”.

Nhưng trải nghiệm này chỉ giải thích được một phần cho tính độc lập ngoan cường của Lưu. Tính này có vẻ còn là một đặc điểm bẩm sinh. Nếu có một loại gien dành cho sự thẳng thừng, Lưu có thể có nó. Vào thập niên 1980, trong khi hãy còn là sinh viên cao học ngành văn chương Trung-quốc, ông đã nổi danh như là một “hắc mã” vì ông lên án gần như mọi nhà văn Trung-quốc đương thời: ngôi sao văn chương Vương Mông 王蒙 là tay giảo hoạt chính trị; những cây bút “tầm căn 寻根 (tìm về nguồn cội)” như Hàn Thiểu Công 韓少功 lại quá sức lãng mạn khi nói về giá trị của những truyền thống Trung-quốc; thậm chí những vị anh hùng lên tiếng vì người dân như Lưu Tân Nhạn 刘宾雁 lại quá sẵn sàng phó thác hi vọng vào những lãnh đạo Cộng sản theo “tự do chủ nghĩa” như Hồ Diệu Bang 胡耀邦. Không ai có đủ tinh thần độc lập. Ông viết vào năm 1986, “Tôi có thể tóm gọn trong một câu cho thấy chuyện gì bất ổn đối với các nhà văn Trung-quốc. Họ không tự mình viết sáng tạo được—họ chỉ đơn giản là không có năng lực đó—vì chính cuộc đời của họ không thuộc về họ.” Continue reading

Viet Thanh Nguyen – Tiểu thuyết lớn về Chiến tranh Việt-nam đã không được viết bởi người Mĩ

 

Viet Thanh Nguyen

Tiểu thuyết lớn về Chiến tranh Việt-nam đã không được viết bởi người Mĩ

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi ấy được biết với tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc ở Đà-nẵng. Một cô gái nông thôn vốn đã sống sót qua được cuộc chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở ngôi làng miền quê của mình, cô chuyển tới Đà-nẵng cư trú để thoát khỏi tệ ngược đãi từ phe Cộng sản lẫn phe chống Cộng người Việt. Năm 1972, cô lấy một người Mĩ và chuyển tới Hoa-kì, và vào năm 1989 cô xuất bản một bản văn mãnh liệt kết thuật đời mình về việc bị mắc kẹt giữa hai phe, cuốn “When Heaven and Earth Changed Places (Khi trời và đất hoán chỗ dời nơi)”. Năm 2017, đây có lẽ là cuốn sách duy nhất bằng tiếng Anh có góc nhìn ngôi thứ nhất viết về những trải nghiệm của người dân quê Việt-nam bị kẹt giữa làn đạn hai bên trong thời Chiến tranh Việt-nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, cô Hayslip đã thể hiện được định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt-nam, một căn cước vốn bao gồm những người ở Việt-nam hoặc những người đang lưu tán, cũng như bao gồm những người viết bằng tiếng Việt hoặc bằng những thứ tiếng khác, trong trường hợp này là bằng tiếng Anh. Continue reading

Viet Thanh Nguyen – Ngợi ca lòng hoài nghi và cái vô dụng

Viet Thanh Nguyen

Ngợi ca lòng hoài nghi và cái vô dụng

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Gần đúng 20 năm trước, tôi đến Los Angeles vào tháng Sáu. Trước đó tôi đã nhận bằng tiến sĩ ở trường University of California, Berkeley vào tháng Năm và đã bước sang tuổi 26 vào tháng Hai. Mùa hè năm ấy, tôi tìm được một căn hộ nhỏ ở Silver Lake và bắt đầu chuẩn bị sự nghiệp mới ở cương vị giáo sư trường University of Southern California. Tôi nhìn lại bản thân mà trong lòng cảm thấy mịt mờ và cảm thông, vì có nhiều thứ tôi không biết lúc tôi 26 tuổi. Tính ngây thơ của tôi đã bảo vệ tôi khi tôi ngồi xuống viết ở cái bàn nhỏ trong nhà bếp và trong mùa hè nóng ngột ngạt đầu tiên ở Los Angeles tôi khởi sự một tập truyện ngắn.  Nếu tôi biết tập truyện này sẽ làm tôi tiêu tốn mất 17 năm mới hoàn thành, và thêm ba năm nữa mới xuất bản được, thì có lẽ tôi thậm chí không bao giờ khởi sự việc làm ấy.

Nhưng sự vô tri đôi khi – không phải luôn luôn, mà là đôi khi – có thể hữu ích tựa như tri thức vậy. Vô tri hữu ích khi ta nhận thức được nó. Trong trường hợp của tôi, nói như vị cựu bộ trưởng Quốc phòng, tôi biết điều tôi không biết, và tôi biết rằng tôi muốn biết nó, nhưng tôi không biết làm sao để biết nó. Tôi biết rằng tôi muốn viết văn, và tôi biết rằng tôi muốn tạo ra công cuộc nghiên cứu mang tính cách tân, nhưng tôi không biết cách nào làm cả hai điều ấy. Tôi cũng biết rằng các trường đại học không tưởng thưởng cho sự vô tri, hoặc cho lời thú nhận về sự vô trí, và thế là tôi giữ cái vô trí ấy cho bản thân rồi vờ như tôi biết mình sẽ làm gì. Continue reading