[Điểm phim] The Kingdom of Dreams and Madness (2013)

The Kingdom of Dreams and Madness (2013)

Bộ phim tài liệu này chủ yếu chú trọng vào Miyazaki Hayao và tác phẩm cuối cùng của ông, Kaze tachinu (The Wind Rises). Phim cho người xem cái nhìn tổng quan về quá trình làm việc của Studio Ghibli nói chung và Miyazaki nói riêng.

Cho đến giai đoạn cuối cùng của mình, thì Miyazaki (và cả Ghibli) đều trung thành với việc làm phim hoạt hình bằng phương thức vẽ tay. Cả hãng Ghibli 400 nhân viên thì hết 100 người được huy động để thực hiện Kaze tachinu, dưới sự giám sát và chỉ dẫn chặt chẽ của Miyazaki: từ động tác đi của nhân vật, đến cách phát ngôn, hành vi theo phong tục, nhất nhất đều chính xác từng li từng tí, nhằm phù hợp với thời đại bối cảnh trong phim. Continue reading

Về bộ phim Kaze tachinu (The Wind Rises, 2013) của Miyazaki Hayao

The Wind Rises (2013)

Lời nói đầu: Tác phẩm mới nhất và có lẽ cũng là cuối cùng của bậc thầy hoạt hình Nhật Miyazaki Hayao. Cả bộ phim nói về một người sống hết lòng vì ước mơ, và làm hết mình để thực hiện hoài bão của mình, dẫu cho kết quả của hoài bão ấy thật là kinh khủng và gây ra thật nhiều tai ương. Tình tiết câu chuyện trong phim nhiều chỗ lãng đãng như mây trời, nhiều chỗ lấp lửng, thi vị tựa như một bài thơ. Những cơn gió dịu dàng thì thật dễ chịu, nhưng khi chúng nhân bội lên thì cũng thật đáng sợ. Chúng mang cô gái đến với anh, mà cũng mang cô gái đi khỏi anh; chúng đem đến cho anh niềm vui thích ở chuyện bay lượn, mà cũng cuốn phăng đi sức lực và tinh thần nơi anh, và cả đất nước anh nữa.

Thế đấy, được đó, mất đó, gió cứ nổi, dòng đời cứ trôi, và ta vẫn phải sống.

Bộ phim này còn dấy lên nhiều chuyện tranh cãi, chủ yếu xoay quanh việc Miyazaki làm một phim về việc sản xuất máy bay dùng cho chiến tranh. Sau đây là một bài viết trên trang NPR về vấn đề này.

Continue reading

Phim hoạt hình Mĩ và hiện tượng sùng bái lòng tự tôn

planes, turbo, charlie brown

Tác giả: Luke Epplin

Suốt nhiều năm qua, các hãng phim hoạt hình của Mĩ càng lúc càng trau chuốt hình ảnh cho những bộ phim của mình. Song, bên cạnh đó, phần nội dung và cách thức thể hiện của những bộ phim hoạt hình này có vẻ đang dần lâm vào ngõ cụt với những thông điệp đã quá sáo mòn. Mặt khác, nếu xem xét kĩ hơn thì những thông điệp đó thực sự làm người ta lo lắng, vì chúng dễ gây ngộ nhận cho người xem, nhất là đối với trẻ em.

Hội chứng “chiếc lông vũ thần kì” trong phim hoạt hình Mĩ

Khi xét đến chuyện rập khuôn công thức của điện ảnh Hollywood, thì trong những năm gần đây không có thể loại nào cứng nhắc vào một chủ đề hơn thể loại phim hoạt hình dựng từ máy tính dành cho trẻ em.

Những bộ phim hoạt hình này bị nhiễm cái được gọi là hội chứng chiếc-lông-vũ-thần-kì. [Chiếc-lông-vũ-thần-kì ở đây ý chỉ chiếc lông vũ mà chú voi Dumbo giữ bên mình trong bộ phim cùng tên của Walt Disney năm 1943. Trong phim này Dumbo là một chú voi có khả năng bay bằng cách dùng đôi tai với chức năng như đôi cánh. Để bay được, thì bạn Dumbo đã đưa cậu chiếc lông vũ vào bảo đây là chiếc lông vũ thần kì, nhằm giúp Dumbo có thêm tự tin. Rồi một lần nọ, Dumbo làm mất chiếc lông vũ này, nhưng cậu bạn cho biết đó chỉ là chiếc lông vũ bình thường thôi, quan trọng là mình phải tin vào khả năng của mình – chú thích của người dịch.]

Cùng với nhân vật Dumbo trong phim hoạt hình cùng tên năm 1943 của Walt Disney, thì những bộ phim ngày nay xoay quanh chuyện những nhân vật lạc lõng vượt qua được các hạn định của xã hội hoặc thậm chí của chủng loài mình, từ đó biến những giấc mơ bất khả thành hiện thực. Bao giờ cũng thế, cái gây trở ngại cho các nhân vật chính, chẳng hạn như đôi tai khổng lồ của Dumbo, rốt cuộc lại trở thành nguồn sức mạnh to lớn nhất

Nhưng trước tiên các nhân vật phải từ bỏ chỗ nương tựa nơi “chiếc lông vũ thần kì” – hay nói rộng hơn thì chúng phải vượt qua nỗi sợ hãi lớn nhất của bản thân – và tin rằng nguồn sức mạnh lớn lao phát xuất từ bên trong mình.

Trong mười năm qua những bộ phim hoạt hình kiểu này xuất hiện đầy rẫy: một chú gấu trúc béo ú hi vọng trở thành bậc thầy Kungfu (Kung Fu Panda); một chú chuột cống mơ trở thành đầu bếp Pháp (Ratatouille); một tên ác nhân 8-bit khao khát trở thành anh hùng trong trò chơi điện tử (Wreck-It Ralph); một con quái vật đáng yêu lại đi theo đuổi sự nghiệp làm kẻ hù doạ hạng nhất (Monsters University). Ngoài ra, gần đây có hai bộ phim hoạt hình thuộc hai hãng khác nhau với cốt truyện tương tự nhau như khuôn đúc – TurboPlanes. Cả hai phim này đều làm nổi bật mức độ xuất hiện của hội chứng “chiếc lông vũ thần kì” vốn đang âm thầm len lỏi vào trong lĩnh vực giải trí dành cho trẻ em. Continue reading

Miyazaki Hayao, một tượng đài

Bác Miyazaki thân mến:
Cháu là một nữ sinh trung học. Cháu thích phim của bác lắm. Cháu nghĩ phim “Conan” rất tuyệt. Cháu thật sự thích xem nó trên truyền hình. Nhưng có một thứ cháu cứ băn khoăn mãi. Những nhân vật nữ trông không thật chút nào và dường như trông lạ lẫm đối với cháu và các bạn cháu cùng độ tuổi cháu. Cháu không thể tin là những cô gái như thế thật sự có tồn tại.

– Murase Hiromi, Pop Culture Critique

Tôi không cố tạo ra một mẫu hình đặc thù nào của cõi nhân gian này… thế giới của tôi là một phần của một thế giới lớn hơn.

Miyazaki Hayao trong một bài phỏng vấn của Yamaguchi Izumi,
 – Eureka, Số đặc biệt về Miyazaki

[Phim My Neighbor Totoro] không phải là một hoài niệm; nó là một lời khẩn cầu để biết được ta đã đánh mất những gì.

– Eureka, Số đặc biệt về Miyazaki

Miyazaki Hayao, sinh ngày 5/1/1941 tại Tokyo, Nhật-bản, được xem là một trong những bậc thầy về phim hoạt hình với tên tuổi gắn liền với hãng phim hoạt hình Studio Ghibli do chính ông và Takahata Isao lập ra giữa thập niên 1980.  Continue reading

Rieko Okuhara – Diễn giải tâm lí học về bộ phim My Neighbor Totoro


Rieko Okuhara

Diễn giải tâm lí học về bộ phim My Neighbor Totoro

Duy Doan dịch

My Neighbor Totoro (Tonari no Totoro)
, một trong những phim hoạt hình được yêu thích nhất tại Nhật-bản, là phim ưa thích của mẹ tôi. Vì lí do nào đó mà nhiều người lớn, đặc biệt là những bà mẹ, rất thích phim này, mặc dù bộ phim cũng lôi cuốn đến đối tượng ban đầu là trẻ con. Người ta nói rằng bộ phim chỉ hấp dẫn đối với sự hoài niệm của người lớn về một thời đã qua. Số khác nói rằng sự phổ biến của phim có liên quan đến những vấn đề môi trường, bởi vì phim cho thấy vẻ đẹp của tự nhiên và kêu gọi sự quan tâm của mọi người đến Bà mẹ Tự nhiên (Mother Nature). Khi phim My Neighbor Totoro, do Miyazaki Hayao đạo diễn, ra mắt vào năm 1988, công chúng đã xem phim này chỉ là một “thứ làm cho trẻ con” [1]. Tuy nhiên người Nhật sớm nhận ra rằng My Neighbor Totoro còn có một điều gì khác nữa; nó thật sự là một phim gợi nhiều suy nghĩ. Hiện nay thì bộ phim được xem như là một trong những phim được hoan nghênh nhất dành cho trẻ con và người lớn. Nhân vật Totoro thậm chí còn xuất hiện trên logo của Studio Ghibli, một hãng phim hoạt hình sản xuất hầu hết những phim của Miyazaki.   Continue reading