Làm thế nào cộng đồng trừng phạt hành vi chống xã hội một cách hiệu quả

Một nghiên cứu mới đã đưa ra cái nhìn thấu đáo vào chuyện làm thế nào một nhóm người xử lí được các nan đề xã hội và làm sao để trừng phạt những kẻ có hành vi chống xã hội một cách hiệu quả.

Hàng xóm chơi nhạc ồn ào là một ví dụ mà ở đó một nan đề xã hội có thể nảy sinh ra, về chuyện ai sẽ là người xử lí kẻ sai quấy kia nếu hành vi đó tác động đến cả nhóm người. Nếu ai cũng ngồi đó mong đợi người khác xử phạt kẻ sai quấy kia, thì tiếng nhạc ồn ào vẫn cứ kéo dài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu do trường University of Oxford và trường ETH Zurich tiến hành, thì các nhà nghiên cứu đã hé lộ cho biết rằng khi một nhóm có thể nhận diện ra thành viên nổi trội nhất trong số họ, thì có thể dẫn đến một thoả thuận ngầm hiểu về người sẽ làm chuyện trừng phạt kẻ sai quấy kia.  Continue reading

Động vật giúp trẻ tự kỉ cải thiện hành vi giao lưu tích cực

Sự hiện diện của động vật có thể giúp trẻ tự kỉ gia tăng đáng kể những hành vi giao lưu tích cực, kết quả rút ra từ cuộc nghiên cứu công bố ngày 20/2/2013 trên tập san PLOS ONE, được tiến hành bởi Marguerite E. O’Haire và các đồng nghiệp ở trường University of Queensland, Úc.

Những nhà nghiên cứu đã đối chiếu cách thức những đứa trẻ tự kỉ từ 5-13 tuổi tương tác với người lớn với những đứa trẻ phát triển bình thường đồng trang lứa ở hai trường hợp: khi có mặt hai con chuột lang và trường hợp còn lại là chỉ có đồ chơi. Họ phát hiện rằng khi có mặt loài vật thì trẻ tự kỉ biểu hiện ra được nhiều hành vi giao lưu hơn, chẳng hạn như nói chuyện, nhìn vào mặt người khác, và giao tiếp đụng chạm với nhau. Trẻ tự kỉ còn cho thấy khi có mặt loài vật thì chúng dễ đón nhận những lời tiếp chuyện từ mấy đứa trẻ khác hơn so với trường hợp chỉ có đồ chơi. Sự hiện diện của loài vật còn giúp trẻ tự kỉ cười nhiều hơn và bớt nhăn nhó khó chịu, bớt rên rỉ và khóc lóc hơn so với trường hợp trẻ chơi với đồ chơi.  Continue reading

Kĩ năng ngôn ngữ và khả năng kiểm soát cơn giận ở trẻ

Những đứa trẻ nào lúc nhỏ (0-2 tuổi) có khả năng ngôn ngữ phát triển tốt thì lúc lớn hơn một chút (lứa tuổi mẫu giáo) sẽ có khả năng kiểm soát cơn bực dọc và ít thể hiện cơn giận của mình. Đó là kết luận từ một nghiên cứu dài hơi của các nhà nghiên cứu thuộc trường Pennsylvania State University, được công bố trên tập san Child Development.

“Đây là lần đầu tiên một chứng cứ rút từ một nghiên cứu dài hơi về việc năng lực phát triển ngôn ngữ ở thời kì đầu cho ta biết trước những đặc điểm trong khả năng điều tiết cơn giận của trẻ ở giai đoạn sau”, theo lời của Pamela M. Cole – giáo sư tâm lí học, khả năng phát triển con người và gia đình học của trường Pennsylvania State University, và là nhân vật chính yếu trong cuộc nghiên cứu này.

Việc bùng nổ cơn giận như quấy khóc là thứ người ta thường thấy ở trẻ nhỏ từ 0 đến 2 tuổi, nhưng vào độ tuổi trẻ đến trường, thì người lớn mong chúng có thể tự chủ hơn. Để giúp chúng đạt được điều này, người ta dạy trẻ các kĩ năng ngôn ngữ như dạy trẻ biết cách dùng lời của mình để truyền đạt ý định. Nghiên cứu này tìm cách xác định xem liệu việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ có liên hệ gì đến việc phát triển khả năng kiểm soát cơn giận. Liệu việc phát triển năng lực ngôn ngữ có làm giảm đi cơn giận của trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 4?  Continue reading