John W. Santrock – Trí nhớ của trẻ thời thơ ấu

Trí nhớ của trẻ được cải thiện đáng kể sau 2 tuổi. Đôi khi trí nhớ dài hạn của trẻ lứa tuổi mầm non có vẻ không ổn định, nhưng chúng có thể nhớ được rất nhiều thông tin nếu được gợi nhắc phù hợp.

Một trong những lí do khiến trẻ nhớ ít hơn người trưởng thành là vì chúng không thành thạo bằng người lớn trong nhiều lĩnh vực, nhưng lượng tri thức đang tăng trưởng của chúng là nguồn lực giúp cải thiện khả năng ghi nhớ. Ví dụ, khả năng nhớ lại những gì đã thấy trong chuyến thăm thư viện của một đứa bé phụ thuộc rất nhiều vào những gì chúng biết về thư viện, như vị trí của các loại sách được sắp xếp theo từng chủ đề, làm sao để kiểm tra sách, và nhiều điều khác. Nếu một đứa trẻ gần như không biết gì về thư viện, nó sẽ khó lòng nhớ được những gì đã nhìn thấy trong chuyến thăm đó.

Thuyết dò theo dấu mờ (fuzzy trace theory) gợi ra một hướng khác về cách thức phát triển của trí nhớ suốt thời thơ ấu. Ta biết trẻ nhỏ có khuynh hướng mã hoá, lưu trữ và khôi phục lại các dấu vết một cách nguyên vẹn, trong khi trẻ ở độ tuổi tiểu học bắt đầu dùng cách ghi nhớ đại ý. Việc ghi nhớ đại ý giúp tăng cường khả năng lần dò lại các kí ức. Các nguồn lực giúp cải thiện trí nhớ của trẻ bao gồm sự thay đổi biên độ nhớ và các chiến lược được chúng sử dụng.

Continue reading

John W. Santrock – Trí nhớ của em bé

Chuyên gia nổi tiếng về nuôi dạy trẻ Penelope Leach (1990) từng nói với các phụ huynh rằng các em bé từ 6 tới 8 tháng tuổi không thể ghi nhớ được hình ảnh của cha mẹ chúng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em lại phát hiện thấy các em bé khoảng 3 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ trong một chừng mực nào đó (Courage, Howe, & Squires, 2004).

Những kí ức ban đầu    

Carolyn Rovee-Collier (1987, 2007; Rovee-Collier & Cuevas, 2009) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm chứng tỏ trẻ sơ sinh có thể ghi nhớ thông tin vận động cảm giác (perceptual-motor). Trong một thí nghiệm tiêu biểu, cô đặt một em bé vào nôi, bên dưới một vòng quay có những chi tiết phức tạp, rồi buộc một dải băng vào cổ chân em bé, đầu còn lại của dải băng được buộc vào vòng quay. Em bé đá chân làm vòng quay chuyển động (xem hình 7.5). Mấy tuần sau, em bé được đặt trở lại vào nôi nhưng lần này chân bé không được buộc dải băng. Em bé đá chân như thể muốn làm cho vòng quay chuyển động. Tuy nhiên, nếu vòng quay chỉ hơi thay đổi một chút thì bé sẽ không đá chân. Nếu vòng quay được trả lại nguyên dạng ban đầu như lúc được buộc với cổ chân em bé thì bé sẽ đá chân trở lại. Theo Rovee-Collier, dù chỉ mới được 2 tháng rưỡi nhưng bộ não của trẻ đã phát triển chi tiết tới mức đáng kinh ngạc.  Continue reading

John W. Santrock – Giấc ngủ của trẻ trong thời thơ ấu & thời niên thiếu

Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ nhỏ nên được ngủ từ 11 tới 13 tiếng mỗi đêm (National Sleep Foundation, 2010). Hầu hết trẻ nhỏ đều ngủ một giấc dài vào ban đêm và một giấc ngắn vào ban ngày.

Sau đây là thí nghiệm trong một nghiên cứu gần đây về những vấn đề liên quan tới giấc ngủ của trẻ. Một cuộc khảo sát trên toàn quốc đã chỉ ra rằng trẻ sẽ thiếu ngủ nếu chúng có các triệu chứng trầm cảm, những vấn đề trường lớp, hoặc sức khoẻ cha mẹ suy giảm, hoặc phải sống trong một gia đình luôn hục hặc với nhau, và phải sống bên cạnh những người hàng xóm không đem lại cảm giác an toàn (Smaldone, Honig, & Byrne, 2007).

Một đánh giá cho thấy hơn 40% trẻ nhỏ mắc phải các vấn đề về giấc ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời (Boyle & Cropley, 2004). Những vấn đề về giấc ngủ mà trẻ có thể gặp là chứng ngủ rũ (vô cùng buồn ngủ vào ban ngày), chứng mất ngủ (rất khó ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ), và gặp phải ác mộng (Nevsimalova, 2009; Sadeh, 2008).

Một nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ từ 3 tới 8 tuổi gặp vấn đề về giấc ngủ cũng sẽ dễ gặp phải các vấn đề về phát triển trong thời niên thiếu, như dễ sử dụng thuốc kích thích hoặc dễ bị trầm cảm.  Continue reading

John W. Santrock – Giấc ngủ của em bé

Em bé thường ngủ bao nhiêu? Có những vấn đề đặc biệt nào liên quan tới giấc ngủ của em bé không?

Chu kì ngủ/thức

Khi còn là em bé (0-2 tuổi), giấc ngủ tiêu hao thời gian của ta nhiều hơn lúc trưởng thành. Trẻ mới chào đời ngủ từ 16 tới 17 tiếng đồng hồ mỗi ngày, một số trẻ có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn. Thời gian ngủ dao động trong khoảng ít nhất từ 10 tiếng tới nhiều nhất là 21 tiếng đồng hồ, dù thời gian dài nhất của giấc ngủ không phải lúc nào cũng ở khoảng từ 11 giờ sáng tới 7 giờ tối. Tuy giấc ngủ ở trẻ là như nhau, nhưng giấc ngủ trong ngày của chúng không phải lúc nào cũng tuân theo một nhịp độ nhất định. Trẻ có thể thay đổi giấc ngủ dài 7 tới 8 tiếng thành ba hoặc bốn giấc ngủ ngắn chừng vài tiếng đồng hồ. Trẻ khoảng 1 tháng tuổi thường ngủ giấc dài vào ban đêm. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ thường có giấc ngủ gần giống với giấc ngủ của người trưởng thành, ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày.  Continue reading

John Santrock – Phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

John Santrock

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Duy Đoàn chuyển ngữ

Theo một sử gia thời xưa, vị hoàng đế nước Phổ thế kỉ 13, Frederick II, có một ý tưởng dã man. Ông ta muốn biết trẻ con sẽ nói thứ tiếng gì nếu không ai nói chuyện với chúng. Ông chọn ra vài đứa trẻ sơ sinh và doạ giết những người chăm nom nếu họ nói chuyện với bọn trẻ. Frederick không bao giờ phát hiện được bọn trẻ sẽ nói thứ tiếng gì bởi vì tất cả chúng đều chết. Khi bước vào thế kỉ 21, chúng ta vẫn còn tò mò về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, mặc dù các thí nghiệm và quan sát của ta ít nhất thì cũng nhân bản hơn nhiều so với cách của Frederick tàn ác kia.

Cho dù nói thứ tiếng gì đi nữa thì trẻ nhỏ trên toàn thế giới luôn theo cùng một con đường phát triển ngôn ngữ. Vậy những cột mốc then chốt cho sự phát triển này là gì?  Continue reading