Louis Menand – Về dòng sách tự trợ (self-help)

Louis Menand

Về dòng sách tự trợ (self-help)

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Cách thành công trong công việc và trong gia đình.

Liệu việc trở thành một người làm việc năng suất cao hơn có khiến bạn trở thành một con người tốt hơn? (Hình: Richard Mcguire)

Liệu việc trở thành một người làm việc năng suất cao hơn có khiến bạn trở thành một con người tốt hơn?
(Hình: Richard Mcguire)

“Smarter Faster Better: The Secrets of Being Productive in Life and Business” (Random House) là cuốn sách tiếp theo một tác phẩm đắt hàng của ông, “The Power of Habit: Why We Do What We Do in Life and Business”, được xuất bản năm 2012. Cuốn sách mới này, giống cuốn trước, có một định dạng quen thuộc trong lĩnh vực phi hư cấu đương thời: nhiều câu chuyện tiêu biểu được sáp nhập với một chút kiến thức về khoa học xã hội và khoa học nhận thức (cognitive science). Mục đích của những câu chuyện này là để tạo ra những câu chuyện thú vị làm lay động người đọc; mục đích của phần khoa học là để trợ giúp tác giả chọn ra một đặc điểm tái dụng được của những câu chuyện đó để độc giả có thể phỏng theo.

Điều gì khiến cho viên phi công hạ cánh được chiếc phi cơ bị hư hại trầm trọng? Làm thế nào một kẻ bỏ học đại học với chứng rối loạn âu lo (anxiety disorder) lại trở thành quán quân bài poker? Điều gì khiến cho “West Wide Story” và “Frozen” của Disney trở thành thứ hút khách? Hoá ra, toàn bộ điều cần làm chính là thao tác tinh chỉnh then chốt đối với guồng vận hành trí óc thường tình hoặc đối với động lực quần thể (group dynamics). Các “mô hình tinh thần” giúp cho viên phi công hạ cánh chiếc phi cơ ấy. “Lối tư duy kiểu Bayes” làm cho một gã khốn cùng thoát thai thành người thắng cuộc trong môn đánh bài. Một “tay môi giới sáng ý (innovation broker)” đã chỉnh lí “West Side Story”, và “Frozen” trở thành bộ phim hoạt hình có tổng doanh thu cao nhất mọi thời nhờ vào một nguyên lí được biết với tên “can nhiễu trung độ (intermediate disturbance)”. Continue reading

Steven Strogatz – Lí do tại sao số pi quan trọng

Why Pi Matters - JEFFREY COOLIDGE - GETTY

Ảnh: JEFFREY COOLIDGE / GETTY

 

Steven Strogatz

Lí do tại sao số pi quan trọng

Duy Đoàn chuyển ngữ

Cứ tới ngày 14 tháng Ba, các nhà toán học như tôi lại bị thúc ra khỏi hang ổ của mình giống như Punxsutawney Phil trong Ngày Chuột chũi (Groundhog Day), mắt hấp háy và thấy bối rối bởi mọi sự ồn ào xung quanh. Vâng, lại là Ngày Pi. Và đây không chỉ là một Ngày Pi bất kì. Họ gọi đây là Ngày Pi của thế kỉ: 3.14.15. Pi đến 5 chữ số. Một thứ xảy ra một lần trong đời.

Tôi thấy khiếp sợ nó. Không hi vọng gì để giải bất kì phương trình nào vào ngày đó, nào là mấy cuộc thi ăn bánh nướng, nào là cãi lộn về những giá trị của pi so với tau (pi nhân hai), và mấy cuộc so tài giữa những người có thể nêu ra nhiều chữ số của pi hơn. Hãy tránh xa khỏi đường phố vào lúc 9:26:53, lúc ấy thời gian sẽ xấp xỉ pi cho đến vị trí thứ mười: 3.141592653.

Pi quả xứng đáng để tôn vinh, nhưng vì những lí do mà hiếm khi được đề cập. Ở trường phổ thông, tất cả chúng ta đều học được rằng Pi là về hình tròn. Pi là tỉ lệ giữa chu vi hình tròn (cự li vòng quanh hình tròn, kí hiệu bằng chữ C) với đường kính của hình tròn đó (cự li cắt ngang hình tròn tại vị trí có bề rộng lớn nhất, kí hiệu là chữ d). Tỉ lệ đó, khoảng 3.14, cũng xuất hiện trong công thức tính diện tích bên trong hình tròn, A = πr2, trong đó π là chữ cái Hi-lạp của “pi” và r là bán kính hình tròn (cự li từ tâm đến rìa hình tròn). Chúng tôi học thuộc mấy công thức này cùng những công thức quen thuộc khác để thi S.A.T và không bao giờ dùng lại chúng, trừ khi tình cờ đi vào một lĩnh vực kĩ thuật, hoặc cho đến khi con của chúng ta học môn hình học. Continue reading

Joshua Rothman – Ý tưởng về tính riêng tư của Virginia Woolf

Virginia Woolf's idea of privacy

Ảnh: E. O. Hoppe/Mansell/Time Life Pictures/Getty

Joshua Rothman

Ý tưởng về tính riêng tư của Virginia Woolf

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Những ngày này, khi ta dùng từ “tính riêng tư”, thì nó thường mang nghĩa chính trị. Chúng ta quan tâm đến người khác và cách họ có thể ảnh hưởng đến mình. Ta nghĩ về cách họ có thể dùng thông tin về chúng ta cho mục đích của riêng họ, hoặc can thiệp vào những quyết định mà đúng ra là của ta. Ta để tâm đến những dòng ngăn cách đời sống công cộng với đời sống riêng tư. Chúng ta có cái mà bạn có thể gọi là cảm thức về tính riêng tư của một công dân.

Đó là một cách nghĩ quan trọng về tính riêng tư, hiển nhiên rồi. Nhưng còn có những cách khác. Một trong số đó đã được bày tỏ vô cùng ấn tượng ở tác phẩm “Mrs. Dalloway”, trong một cảnh nổi tiếng ở đầu sách. Đó là một cảnh hồi tưởng, từ lúc mà Clarissa [Dalloway] còn là một thiếu nữ. Đêm nọ, cô nàng ra ngoài đi dạo với một số người bạn: hai cậu trai phiền hà, Peter Walsh và Joseph Breitkopf, và một cô gái, Sally Seton. Sally hấp dẫn, thông minh, có kiểu Bohemia – sở hữu “một dạng phóng túng, như thể cô nàng có thể nói bất kì điều gì, làm bất kì điều gì.” Hai cậu trai đi ở phía trước, lạc mình trong cuộc chuyện trò tẻ nhạt về Wagner, trong khi hai cô gái bị bỏ lại đằng sau. “Đoạn, xuất hiện cái thời khắc tuyệt diệu nhất trong cả đời nàng khi đi ngang qua một cái bình bằng đá với những bông hoa ở trong.” Sally cầm lên một đoá hoa từ cái bình và hôn lên môi Clarissa:

“Cả cõi sống này như thể lộn ngược xuống vậy! Những người kia biến mất, nơi đây nàng một mình cùng với Sally. Và nàng cảm thấy rằng mình đã được trao một món quà, được gói ghém lại, và được bảo là hãy giữ nó, chứ đừng nhìn vào nó – một viên kim cương, một thứ chi đó quý giá vô ngần, được gói ghém lại, cái mà, khi họ đi bộ (đi lên đi xuống, đi lên đi xuống), nàng khám phá ra, hoặc cái mà ánh hào quang toả khắp, sự mạc khải, cảm giác tín ngưỡng đó!”

Woolf thường hình dung cuộc sống theo cách này: như một món quà mà bạn được trao cho, cái mà bạn phải giữ cho mình và trân trọng nó nhưng không bao giờ mở ra. Việc mở nó ra sẽ xua đi cái không khí đó, sẽ làm tiêu tan ánh hào quang kia – và ánh hào quang của cuộc đời là thứ khiến đời này đáng sống. Thật khó để nói việc giữ lấy cuộc sống mà không nhìn vào nó có thể mang ý nghĩa chi; đó là một trong những câu đố của những tác phẩm của bà. Nhưng nó có liên quan chi đó tới bí ẩn của việc gìn giữ cuộc sống; tới việc để lại những thứ không được mô tả, không được chỉ rõ, và không được biết đến; tới những cảm xúc tận hưởng nhất định, chẳng hạn như tính tò mò, ngạc nhiên, ham muốn, và tính đề phòng. Nó phụ thuộc vào cảm thức càng lúc càng lớn về sự quý giá và mỏng manh của cuộc sống, và phụ thuộc vào quan niệm kiểu Heisenberg rằng, khi phải dùng tới những trực giác trừu tượng nhất và thuộc về tinh thần nhiều nhất của chúng ta, thì việc nhìn quá sát sao sẽ làm thay đổi những điều ta cảm nhận. Nói cách khác, nó liên quan đến một dạng riêng tư nội tại, mà nhờ đó bạn che chở bản thân mình không chỉ tránh khỏi những cặp mắt xoi mói của người khác, mà còn tránh khỏi chính mình nữa. Hãy gọi nó là cảm thức riêng tư của một nghệ sĩ. Continue reading

Roland Kelts – Haruki Murakami và nghệ thuật của các bản dịch Nhật ngữ

Roland Kelts

Haruki Murakami và nghệ thuật của các bản dịch Nhật ngữ

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Tháng Tư vừa rồi, Haruki Murakami xuất bản cuốn tiểu thuyết mới ở Nhật. Trước khi cuốn sách tới công chúng, thì nó đã phá kỉ lục doanh số đặt hàng trước trên Internet ở đất nước này, nhà xuất bản thông báo số bản in trước vào khoảng nửa triệu bản, và các nhà sách ở Tokyo mở cửa tới nửa đêm để đón chào những hàng người đến mua sách, một số người còn ngồi đọc sách ở những góc quán cà-phê gần đó ngay sau khi mua. Nhưng lúc này, cơn cuồng đó đã được nhìn thấy trước tại Nhật – gần như là một bản sao của sự kiện chào mừng cuốn tiểu thuyết trước đó của Murakami, “1Q84”, cách đây ba năm. Sự phản hồi này gần như không mang tính thời sự gì đối với bất kì ai. Có lẽ ngoại trừ Haruki Murakami.

“Chuyện tôi có thể trở thành một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp, thậm chí tới giờ, thực là ngạc nhiên lớn đối với tôi”, Murakami viết thế trong một email ba ngày trước khi công bố cuốn “Tsukuru Tazaki vô vị và những năm tháng hành hương”. Ông bổ sung: “Thực ra, mỗi thứ và mọi thứ vốn xảy ra suốt hơn 34 năm vừa qua là một chuỗi những kinh ngạc tột độ”. Niềm kinh ngạc thực sự có lẽ là việc các tiểu thuyết của Murakami giờ đây còn kích động được mức độ cuồng nhiệt và háo hức tương tự thế ở bên ngoài nước Nhật, cho dù chúng được viết bằng ngôn ngữ được nói và đọc chỉ bởi một lượng người tương đối ít ỏi ngụ tại quần đảo nhỏ hẹp ở phía bắc Thái Bình Dương.

Murakami là nhà văn không chỉ được tìm thấy nơi các bản dịch (của hơn bốn mươi ngôn ngữ trong thời điểm hiện nay) nhưng còn là nhà văn tự phát hiện bản thân trong bản dịch. Ông viết những trang mở đầu của cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Lắng nghe gió hát”, bằng tiếng Anh, rồi dịch những trang đó sang tiếng Nhật, ông cho biết, “chỉ để nghe chúng có âm thanh ra làm sao”. Và ông còn dịch vài nhà văn Mĩ khác sang tiếng Nhật, đáng chú ý nhất là Raymond Carver, John Irving, J. D. Salinger, và F. Scott Fitzgerald, người có tác phẩm “Gatsby vĩ đại” mà Murakami tin rằng chính là nguồn cảm hứng đằng sau toàn bộ sự nghiệp của ông.  Continue reading