Olga Dror – Cách Trung-quốc dùng trường học để thu phục Hà-nội

Olga Dror

Cách Trung-quốc dùng trường học để thu phục Hà-nội

Duy Đoàn chuyển ngữ

Vào tháng Mười hai 1966, Việt-nam Dân chủ Cộng hoà, hay Bắc Việt-nam, và Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa đã kí một thoả thuận về việc thành lập các trường học ở Trung-quốc dành cho trẻ em Bắc Việt [ở Quế-lâm], với việc Trung-quốc cung ứng cơ sở vật chất, tiền bạc và thiết bị. Chiến dịch ném bom của Mĩ vào Bắc Việt đang ở mức cao trào, và Hà-nội muốn di tản những học sinh của mình tới một chỗ an toàn hơn.

Điều thật sự phi phàm về nỗ lực giáo dục thông biên giới này là nó khởi sự ngay giữa cuộc Cách mạng Văn hoá Trung-quốc, vốn bắt đầu từ tháng Năm 1966 và huỷ hoại hệ thống giáo dục Trung-quốc (và khiến nền kinh tế Trung-quốc lụn bại). Nhưng người Trung-quốc sẵn sàng khoét một khoảng trống dành cho dân Bắc Việt vì việc làm như thế chính là để phục vụ cho mục đích cao hơn về mặt địa chính trị: đua tranh với Liên Xô hòng giành thế lãnh đạo phong trào cộng sản hoàn cầu. Continue reading

Viet Thanh Nguyen – Tiểu thuyết lớn về Chiến tranh Việt-nam đã không được viết bởi người Mĩ

 

Viet Thanh Nguyen

Tiểu thuyết lớn về Chiến tranh Việt-nam đã không được viết bởi người Mĩ

Duy Đoàn chuyển ngữ

 

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi ấy được biết với tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc ở Đà-nẵng. Một cô gái nông thôn vốn đã sống sót qua được cuộc chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở ngôi làng miền quê của mình, cô chuyển tới Đà-nẵng cư trú để thoát khỏi tệ ngược đãi từ phe Cộng sản lẫn phe chống Cộng người Việt. Năm 1972, cô lấy một người Mĩ và chuyển tới Hoa-kì, và vào năm 1989 cô xuất bản một bản văn mãnh liệt kết thuật đời mình về việc bị mắc kẹt giữa hai phe, cuốn “When Heaven and Earth Changed Places (Khi trời và đất hoán chỗ dời nơi)”. Năm 2017, đây có lẽ là cuốn sách duy nhất bằng tiếng Anh có góc nhìn ngôi thứ nhất viết về những trải nghiệm của người dân quê Việt-nam bị kẹt giữa làn đạn hai bên trong thời Chiến tranh Việt-nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, cô Hayslip đã thể hiện được định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt-nam, một căn cước vốn bao gồm những người ở Việt-nam hoặc những người đang lưu tán, cũng như bao gồm những người viết bằng tiếng Việt hoặc bằng những thứ tiếng khác, trong trường hợp này là bằng tiếng Anh. Continue reading

Scott Soames – Ngôi nhà đích thực của triết học

Nicole Bengiveno/The New York Times

Nicole Bengiveno/The New York Times

Scott Soames

Ngôi nhà đích thực của triết học

Duy Đoàn chuyển ngữ

Tất cả chúng ta đều nghe nói đến lập luận cho rằng triết học đã bị cô lập, một lĩnh vực “tháp ngà” bị cắt lìa hoàn toàn khỏi mọi hình thức còn lại trong việc truy cầu tri thức vốn có nhiệm vụ thúc đẩy tiến bộ, trong đó có toán và các ngành khoa học, cũng như khỏi những mối quan tâm thực sự thường nhật. Có nhiều lí do cho chuyện này. Trong bài tiểu luận thu hút nhiều độc giả trong mục [The Stone của New York Times] này, “Khi triết học lạc lối”, Robert Frodeman và Adam Briggle cam quyết rằng lí do nằm ở sự cơ cấu hoá của triết học trong trường đại học vào cuối thế kỉ 19 vốn tách li nó ra khỏi lĩnh vực nghiên cứu nhân văn và tự nhiên, nay là phạm vi của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

Việc cơ cấu hoá này, theo cam quyết của hai tác giả, đã dẫn triết học đến chỗ phụ bạc mục đích trọng tâm trong việc minh giải tri thức cần thiết để sống cuộc đời cao hạnh và xứng đáng. Tôi có quan điểm khác: Triết học không bị tách li khỏi khoa học xã hội, tự nhiên hay toán học, nó cũng chẳng bỏ mặc việc nghiên cứu về cái tốt, công chính và đức hạnh, những thứ vốn chưa bao giờ là mục đích trọng tâm của triết học.

Các tác giả đó cam quyết rằng triết học đã từ bỏ mối quan hệ của mình với những lĩnh vực khác bằng cách tạo nên địa hạt được tịnh hoá của riêng mình, mà chỉ những chuyên gia được cấp chứng nhận mới có thể tiếp cận được. Thực sự là từ khoảng 1930 đến 1950, một số triết gia – đặc biệt các nhà duy nghiệm logic – đã cất tiếng cho rằng triết học có chủ đề dành riêng cho mình. Nhưng bởi lẽ vấn đề này là việc phân tích logic vốn có mục đích thống nhất tất cả khoa học, nên tính liên ngành là điều trước tiên và trọng tâm. Continue reading

Robert Frodeman & Adam Briggle – Khi triết học lạc lối

Sinh viên tại trường University of California tại Berkeley. Jim Wilson/The New York Times

Sinh viên tại trường University of California tại Berkeley. Jim Wilson/The New York Times

Robert Frodeman & Adam Briggle

Khi triết học lạc lối

Duy Đoàn chuyển ngữ

 Lịch sử triết học Tây phương có thể được trình bày theo nhiều cách. Nó có thể được kể theo thời kì – cổ đại, trung đại và hiện đại. Ta có thể chia nó thành những truyền thống đối địch (duy nghiệm đối với duy lí, phân tích đối với lục địa), hoặc thành nhiều khu vực cốt lõi khác nhau (siêu hình học, nhận thức luận, đạo đức học). Tất nhiên nó cũng có thể được nhìn qua ống kính phê phán của sự loại trừ giới tính hay chủng tộc, như một lĩnh vực gần như hoàn toàn được định hình cho và bởi đàn ông Âu châu da trắng.

Tuy thế, mặc dù các mô tả phong phú và đa dạng, tất cả chúng đều phải qua một điểm ngoặt trọng yếu: việc định vị triết học bên trong một cơ cấu hiện đại (trường đại học nghiên cứu) vào cuối thế kỉ 19. Việc cơ cấu hoá triết học đã đưa nó vào một lĩnh vực mà chỉ có thể được theo đuổi nghiêm túc trong một khung cảnh hàn lâm. Thực tế này tương ứng với một trong những thất bại trường kì của triết học đương đại.

Hãy xem thử chi tiết đơn giản này: Trước khi chuyển vào trường đại học, triết học chưa bao giờ có một chỗ ở trọng tâm. Người ta có thể tìm thấy triết gia ở mọi nơi – phụng sự ở vai trò nhà ngoại giao, sống nhờ lương hưu, cắt kính thuốc, cũng như trong một trường đại học. Sau đó, nếu họ là những nhà tư tưởng “nghiêm túc”, người ta kì vọng rằng các triết gia sẽ ngụ trong trường đại học nghiên cứu. Đi ngược lại các ý hướng của Sokrates, các triết gia trở thành chuyên gia giống như các chuyên gia trong từng ngành. Việc này xảy ra cho dù họ dạy sinh viên những phẩm tính của sự thông tuệ kiểu Sokrates, vốn nêu bật vai trò của triết gia như một người không phải chuyên gia, như một người tra vấn, một kẻ quấy rầy.

Khi đó, như nhà tư tưởng Pháp Bruno Latour hẳn sẽ nêu ra, triết học đã được “tịnh hoá” (purified) – tách biệt khỏi xã hội trong quá trình hiện đại hoá. Việc tịnh hoá này xảy ra nhằm phản ứng với ít nhất hai sự kiện. Đầu tiên là sự phát triển của khoa học tự nhiên, như một lĩnh vực nghiên cứu rõ ràng khác biệt với triết học, vào khoảng năm 1870, và sự xuất hiện của các ngành khoa học xã hội trong thập niên sau đó. Trước lúc này, giới khoa học thoải mái nghĩ mình là “triết gia tự nhiên” – những người nghiên cứu tự nhiên; và các tiền bối của giới khoa học xã hội đã nghĩ bản thân là “triết gia luân lí”. Continue reading

[Điểm phim] Boyhood (2014) – Từ cậu bé bầu bĩnh cho đến chàng trai râu ria: Trưởng thành theo thời gian thực

Tác giả: Manohla Dargis

Lời người dịch: Phim Boyhood (2014) của đạo diễn Richard Linklater là một phim hết sức đặc biệt, vì quá trình quay kéo dài 12 năm liên tục (thời gian quay mỗi năm chưa đến một tuần) với cùng một dàn diễn viên. Sau khi xem phim, tôi đã tìm đọc một số bài điểm phim của các nhà phê bình thuộc các tờ lớn như New York Times, New Statesman, New Republic, The Village Voice, Sight & Sound, Film Comment, Film Quarterly, v.v., và thấy bài này của bà Manohla Dargis thuộc tờ New York Times là bài viết tốt nhất và tuy chưa phải là đầy đủ hết nhưng cũng gần như bày tỏ được chính xác những điều cần nói về phim này.

Deana Newcomb - IFC Films

Deana Newcomb – IFC Films

Cảnh đầu tiên trong “Boyhood”, bộ phim dịu dàng, sâu sắc của Richard Linklater, là cảnh bầu trời nhiều mây. Cảnh thứ nhì là về một cậu bé đang nhìn chăm chăm vào bầu trời đó, với một cánh tay gập lại đặt dưới đầu, còn cánh tay kia vươn ra trên mặt đất. Cậu là một đứa trẻ xinh xẻo với đôi mắt điềm đạm, cái mũi hếch và cái miệng có hàm răng kín kẽ. Đây là gương mặt mà bạn sắp biết và sắp sửa yêu quý bởi vì, cũng như đứa trẻ này đang quan sát cõi sống, bạn đang quan sát cậu ta lớn lên. Từ cảnh này qua cảnh nọ, bạn sẽ thấy nét cong ở hàm của cậu thay đổi, sẽ để ý thấy đường chân mày đậm dần lên và chứng kiến đôi cánh tay thanh mảnh của cậu dang rộng ra ôm lấy cả cõi sống cùng bầu trời sáng tỏ lẫn bầu trời đang dần tối.

Được quay hơn 12 năm liên tục, “Boyhood” xoay quanh Mason (Ellar Coltrane), lên 6 lúc câu chuyện bắt đầu và được 18 khi câu chuyện kết thúc. Trong khoảng thời gian nằm giữa, cậu đi học; cãi nhau với cô chị, Samantha (Lorelei Linklater, con gái đạo diễn); và quan sát người mẹ của mình, Olivia (Patricia Arquette), tranh đấu với công việc và với đàn ông trong lúc xoay xở thanh toán các loại hoá đơn, chuyển từ nhà này sang nhà khác và đạt được một số bằng cấp. Đôi khi, chồng cũ của bà, Mason Sr. (Ethan Hawke), lao vào đời bọn trẻ, ban đầu bằng chiếc 1968 GTO. Đó không phải là chiếc xe hơi của người cha (mặc dù nó có thuộc về một người cha: ông Linklater). Mà thay vào đó, nó cùng mẫu với chiếc ngầu ngầu nam tính gầm gừ xuyên suốt “Two-Lane Blacktop”, một trong những phim ưa thích của ông Linklater, và là chiếc mà ông đã tuồn vào những bộ phim như “Slacker” và “Dazed and Confused”. Continue reading