J. E. Cirlot – Tính biểu tượng của cây cầu

Cây cầu Alcántara, xây dựng vào năm 104-106.
Xem thông tin chi tiết cây cầu: http://en.structurae.de/structures/data/index.cfm?id=s0000521

J. E. Cirlot

Tính biểu tượng của cây cầu

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Jack Sage

Theo Guénon, chữ Latin pontifex nghĩa đen là “kẻ xây cầu”, tức là, tạo dựng chiếc cầu bắt ngang hai thế giới tách biệt. St. Bernard nói rằng Roman Pontiff (Giáo hoàng La-mã), như phần từ nguyên đã gợi ý nên, là một dạng cầu nối giữa Chúa và Người (Tractatus de Moribus et Officio Episcoporum, III, 9). Vì lẽ đó mà cầu vồng là biểu tượng tự nhiên cho chức vị Giáo hoàng. Đối với người Israel, nó là kí hiệu của Lời thoả hiệp giữa Đấng tạo hoá và loài người, và ở Trung-quốc thì nó là kí hiệu biểu tượng cho sự hợp nhất giữa trời và đất. Đối với người Hi-lạp, nó là Iris, người đưa tin cho các vị thần. Và có rất nhiều nền văn hoá dùng cây cầu làm biểu tượng cho sự liên kết giữa cái có thể tri giác được và cái nằm ngoài tầm tri giác (28). Thậm chí khi nó thiếu vắng đi cái nghĩa huyền bí này, thì cây cầu vẫn luôn là biểu tượng cho sự chuyển dời từ trạng thái này sang trạng thái khác – tức là biểu tượng của sự thay đổi hoặc của một khao khát đổi thay.

Chuyển ngữ tại Sài-gòn
20120421

Nguồn:

Cirlot, J. E. “Bridge.” A Dictionary of Symbols. Trans. Jack Sage. 2nd edition. London: Routledge, 1971.

Leave a comment